Chính nhà văn Kim Dung đã phải thốt lên: "Không thể có người thứ hai" khi xem xong bộ phim điện ảnh "Lộc đỉnh ký".
Vi Tiểu Bảo là "chàng em út" của hàng trăm nhân vật trong chiều dài gồm
14 bộ tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Có người nói đùa đây là
nhân vật "bị đột biến" vì so với những Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô
Kỵ, Đoàn Dự, Kiều Phong… Vi Tiểu Bảo chẳng hề biết chút võ công nào,
lại mang toàn những tính xấu như vô học, lười biếng, nhiều thủ đoạn. Thế
nhưng, nhờ luôn gặp may mắn mà chàng thái giám dỏm này "ngoi" lên một
cách ngoạn mục.
Vi Tiểu Bảo là một trong những để lại ấn tượng sâu sắc của Châu Tinh Trì
Vi Tiểu Bảo sống trong 2 nơi trá ngụy và gian trá nhất là kỹ viện và
hoàng cung, nên về mặt khôn ngoan, xảo quyệt thì hắn hơn xa người bình
thường. Hắn gian, nhưng không ác; hắn giảo hoạt, nhưng đủ nghĩa khí; hắn
tham tài, nhưng không tiếc của; hắn có ơn tất trả, nhưng thường làm ơn
không mong báo đáp; hắn mê gái đẹp nên hay mắc lừa nữ nhân, nhưng chưa
từng nghĩ sẽ trả đũa. Hắn hay nói tục chửi thề nhưng đôi khi làm người
khác hả hê vì chửi đúng đối tượng. Tuy vô lại, xuất thân từ phường chợ
búa nhưng Vi Tiểu Bảo rất trọng nghĩa khí. Chính vì vậy, dù trong truyện
hay khi lên phim, Vi Tiểu Bảo vẫn rất cuốn hút, được yêu thích.
Vi Tiểu Bảo khi còn ở kỹ viện cùng với chị gái.
Năm 1992, khi đã tạo dựng được thương hiệu hài, Châu Tinh Trì hợp tác
với đạo diễn Vương Tinh thực hiện liền 2 phần của bộ phim Lộc đỉnh ký.
Mặc dù ghi rõ là chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Dung,
nhưng những gì khán giả thấy trên màn ảnh hoàn toàn khác.
Ngoài việc thay đổi một vài chi tiết như kỹ nữ Vi Xuân Hoa là mẹ của Vi
Tiểu Bảo, nhưng "qua tay" Châu Tinh Trì lại trở thành chị gái, thì
chính nét diễn tưng tửng, cường điệu cùng những câu thoại "nhảm" của anh
đã khiến nhân vật Vi Tiểu Bảo dù lưu manh nhưng rất duyên dáng, hài
hước.
Nếu để xem phim thư giãn thì Vi Tiểu Bảo của Châu Tinh Trì đã làm rất
tốt. Tuy nhiên, muốn tìm hình ảnh một Vi Tiểu Bảo "anh hùng" khi đóng
vai trò quyết định trong việc bắt và giết chết gian thần Ngao Bái; phá
hủy Thần Long giáo; làm suy yếu sự phản kháng của viên tướng phản bội
Ngô Tam Quế… thì chưa thật thuyết phục. Song sau khi xem phim, nhà văn
Kim Dung đã fax cho ê kíp làm phim 6 chữ: "Không thể có người thứ hai",
có ý khen Châu Tinh Trì quá độc đáo, chỉ có anh mới đóng được một Vi
Tiểu Bảo như thế.
Sau đó được thái giám Hải Đại Phú đưa vào cung, bắt đầu chuỗi ngày
làm thái giám dỏm.
Cũng như hầu hết những bộ phim của Châu Tinh Trì, thành công của 2 phần
Lộc đỉnh ký là nhờ khả năng sáng tạo thông minh, biết dùng những chi
tiết nhỏ để chọc cười khán giả, điển hình là chiêu "võ công" chụp ngực
đối phương. Chàng Vi Tiểu Bảo đã sử dụng "bửu bối" đặc biệt này với vua
Khang Hy, công chúa Kiến Ninh và cả với Ngao Bái.
Võ công cao cường nhất của Vi Tiểu Bảo là chiêu này.
2 phần của bộ phim điện ảnh Lộc đỉnh ký đều ra rạp vào năm 1992, có mặt
trong top 5 phim ăn khách nhất ở Hong Kong. Bên cạnh tài năng của Châu
Tinh Trì, tác phẩm còn quy tụ dàn diễn viên rất nổi tiếng lúc bấy giờ
như Ôn Triệu Luân (vai vua Khang Hy), Trương Mẫn (vai Thái hậu), Khưu
Thục Trinh (vai công chúa Kiến Ninh), Lưu Tùng Nhân (vai Trần Cận Nam),
Từ Cẩm Giang (vai Ngao Bái)… ở phần 1; cùng Lâm Thanh Hà (vai giáo chủ
Thần Long giáo), Lý Gia Hân (vai A Kha)… ở phần 2.