Hiển thị các bài đăng có nhãn Phim Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phim Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

"Gravity" ("Cuộc chiến không trọng lực") đã mang về 55,5 triệu USD (~1.170,6 tỷ đồng), dẫn đầu Top Box Office tại Bắc Mỹ trong dịp cuối tuần qua.

Top Box Office – Gravity du hành tới Bắc Mỹ

1. Gravity - 55,5 triệu USD (~1.170,6 tỷ đồng)
2. Cloudy with a Chance of Meatballs 2 – 21,5 triệu USD (~453,5 tỷ đồng)
3. Runner Runner – 7,6 triệu USD (~160,3 tỷ đồng)
4. Prisoners – 5,7 triệu USD (~120,2 tỷ đồng)
5. Rush – 4,4 triệu USD (~92,8 tỷ đồng)
6. Don Jon – 4,16 triệu USD (~87,8 tỷ đồng)
7. Baggage Claim – 4,12 triệu USD (~86,9 tỷ đồng)
8. Insidious Chapter 2 – 3,8 triệu USD (~80,15 tỷ đồng)
9. Pulling String – 2,5 triệu USD (~52,7 tỷ đồng)
10. Enough Said – 2,1 triệu USD (~44,3 tỷ đồng)

Trong mùa phim cuối năm 2013, Gravity là một trong những tác phẩm được khán giả mộ điệu điện ảnh săn đón bậc nhất. Có rất nhiều yếu tố khiến Gravity trở nên “hot” đến vậy. Thứ nhất, đây là lần trở lại của đạo diễn tài năng người Mexico Alfonso Cuaron sau 7 năm vắng bóng. Thứ hai, bộ phim có sự tham gia của George ClooneySandra Bullock - hai diễn viên có sức hút mạnh mẽ tới cả hai giới khán giả. Thứ ba và cũng là quan trọng nhất, Gravity có nội dung và cách thể hiện cực kỳ mới lạ. Đáng tiếc, một mình Gravity cũng không thể cứu vãn nổi thị trường Bắc Mỹ khỏi một tuần sụt giảm doanh thu.


Trước khi được phát hành chính thức, Gravity đã chu du qua hai LHP là TorontoVenice. Tại mỗi nơi, Gravity được giới phê bình đánh giá rất cao. Từ vài tuần trước đây, điểm số của bộ phim đã cao ngất ngưởng trên các trang web về điện ảnh uy tín như IMDB (hiện đang dừng ở mức 8,8/10), Metacritic (96/100) hay Rotten Tomatoes. Rõ ràng, rating cao như vậy ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người xem. Việc quảng bá cho bộ phim theo đó càng được cộng hưởng nhiều hơn. 

Bắc Mỹ chìm nghỉm trong "Cuộc chiến không trọng lực" 2

Trình chiếu tại 3.575 rạp vào dịp cuối tuần trước, hiện Gravity đã thu về cho hãng Warner Bros. 55,5 triệu USD (~1.170,6 tỷ đồng). Đồng thời, Gravity đã vượt qua Paranormal Activity 3 (2011) để trở thành bộ phim mở hàng ăn khách nhất trong tháng 10 tính từ trước tới nay. 

Bắc Mỹ chìm nghỉm trong "Cuộc chiến không trọng lực" 3

Gravity cũng là tác phẩm ra mắt thành công nhất trong sự nghiệp của cá nhân hai diễn viên chính (vượt qua kỷ lục cũ của The HeatBatman and Robin). Theo thống kê thì Sandra Bullock là nữ diễn viên hái ra tiền nhiều nhất cho các hãng phim. Cả bốn bộ phim gần đây, gồm The Blindside, The Heat, Gravity, The Proposal mà cô đảm nhận vai chính đều có doanh thu mở màn vượt trên 30 triệu USD (~ 632,8 tỷ đồng).

Bắc Mỹ chìm nghỉm trong "Cuộc chiến không trọng lực" 4

Một chiến thuật kích cầu người xem khác mà Warner Bros. đã tiến hành trong thời gian qua là tập trung vào việc giới thiệu công nghệ. Họ khuyên khán giả nên xem ở định dạng 3D và IMAX để có thể cảm nhận hết không khí của Gravity. Quả nhiên, có tới 80% lượng người xem đến rạp chấp nhận bỏ thêm tiền để lựa chọn xem phiên bản 3D và IMAX (thu 11,2 triệu USD ~ 236,2 tỷ đồng từ 323 hệ thống IMAX). Kinh phí thực hiện khá cao, vào khoảng 100 triệu USD (~ tỷ đồng), nhưng với tình hình hiện tại, Gravity sẽ mau chóng thu hồi vốn và thu lãi về cho hãng Warner Bros. 

 Bắc Mỹ chìm nghỉm trong "Cuộc chiến không trọng lực" 5

Lùi một bậc xuống vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Box Office nhưng doanh thu của Cloudy with a Chance of Meatballs 2 vẫn rất khả quan. Ba ngày cuối tuần qua, lượng khán giả chỉ giảm 37%, thấp hơn cả hai ông kẹ Monsters University (45%) và Despicable Me 2 (47%). Sau 10 ngày trụ rạp, Cloudy with a Chance of Meatballs 2 cá kiếm 60,5 triệu USD (~1.276,1 tỷ đồng). 

Bắc Mỹ chìm nghỉm trong "Cuộc chiến không trọng lực" 6

Khởi chiếu cùng thời điểm với Gravity còn có Runner Runner của hãng 20th Century Fox. Dù quy tụ hai nam diễn viên thuộc hàng điển trai nhất hiện nay tại Hollywood là Ben AffleckJustin Timberlake nhưng Runner Runner vẫn chuốc về thất bại nặng nề. Tác phẩm hình sự ly kỳ này mới mang về vỏn vẹn 7,6 triệu USD (~160,3 tỷ đồng) tại 3.026 hệ thống rạp trên toàn Bắc Mỹ. Đây một trong những tỷ lệ (doanh thu / số lượng rạp) thấp nhất trong tháng 10 tính từ trước tới nay. 

Bắc Mỹ chìm nghỉm trong "Cuộc chiến không trọng lực" 7

Nguyên nhân chủ yếu khiến Runner Runner thất bại vì nội dung phim bị đánh giá là quá tệ hại. Rating của khán giả dành cho bộ phim trên IMDB là 5,4/10. Trong khi đó giới phê bình chấm điểm 37/100 trên Metacritic và 8% trên Rotten Tomatoes

Bắc Mỹ chìm nghỉm trong "Cuộc chiến không trọng lực" 8

Hai vị trí tiếp theo trong Top 10 đều là hai gương mặt được giới phê bình hết sức ưu ái. Quả thực, chất lượng của PrisonersRush đều thuộc hàng “hảo hạng”. Tuy nhiên, chỉ có Prisoners là hút khách, trái ngược với hình ảnh Rush gục ngã trên đường đua. 

Bắc Mỹ chìm nghỉm trong "Cuộc chiến không trọng lực" 9

Vào cuối tuần này, sẽ có hai bộ phim đáng chú ý được ra mắt tại Bắc Mỹ, gồm Machete Kills (Hành động) của đạo diễn Robert RodriguezCaptain Phillips (Tâm lý) của đạo diễn người Anh Paul Greengrass

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Việc " Thất sủng " này do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới, quan trọng nhất vẫn là thị hiếu công chúng.


Việc một bộ phim được trình chiếu trên các đài truyền hình đem tới những cái lợi cho cộng đồng fan như có dịp để bàn tán, độ phủ sóng tới mọi nhà nên phim được nhiều khán giả biết tới hơn, đồng thời cảm giác vừa xem phim cùng gia đình vừa bàn luận hay vô lớp, công ty tranh luận cùng bạn bè, đồng nghiệp vẫn thú vị hơn xem trên mạng.


Với sự phổ biến của các phim Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... tràn ngập màn ảnh nhỏ thời gian qua, nhiều khán giả giật mình khi không thấy các phim phương Tây như Mỹ, Anh hay phim Nhật xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, dẫn tới sự "khát" các phim thuộc những nước này.

Phí bản quyền cao - Quá dài do chiếu theo mùa

Đây có thể được coi là nguyên do quan trọng nhất cho việc vắng bóng phim Mỹ, Nhật trên màn ảnh nhỏ. Với phim Nhật, số tập thường rất ít (9-11 tập) và với cùng số tiền mua bản quyền phim Nhật, nhà đài có thể mua bản quyền các phim Trung, Hàn với giá cả rẻ hơn rất nhiều. Cộng thêm một số đòi hỏi tùy vào "cảm hứng" từ phía đối tác như phim phải được lồng tiếng, chỉ được chiếu 1 lần,... dẫn tới việc thà không mua còn hơn bỏ tiền mua của nhà đài. Hơn nữa các đài truyền hình tại Việt Nam hiện nay đều là miễn phí, họ chỉ có thể kiếm lợi nhuận qua quảng cáo, phim càng dài tập càng hấp dẫn thì quảng cáo càng tốt. Phim càng mới thì bản quyền càng cao, trong khi với phim Hàn, Trung thì chỉ cần 5 tới 6 tháng phí bản quyền phim sẽ giảm nhiều. Vì vậy dù muốn dù không thì phim Nhật không phải là mảnh đất màu mỡ để khai thác.


Với phim Mỹ, tiền bản quyền cũng khá cao. Tuy nhiên, đa số các phim theo series của Mỹ đều hấp dẫn và thu hút khán giả nên nhà đài vẫn có khả năng mua bản quyền nếu phim không quá kéo dài. 1 series của Mỹ thường kéo dài qua nhiều năm, mỗi năm làm 1 season (mùa). Như Charmed (Phép thuật) kéo dài 8 mùa hay Friends tới 10 mùa và với tiền bản quyền nhân theo mùa như vậy thì dù muốn dù không, nhà đài vẫn ngậm ngùi cho qua, trừ khi có tài trợ "ôm thầu" hết hoặc phim có ít mùa như Prison Break vừa qua.

Dàn diễn viên lạ lẫm và không theo 'chuẩn Việt Nam'

Với sự quen thuộc của phim TVB từ hệ thống video gia đình trước đó, hay sự tràn ngập phim Hàn và Trung trên màn ảnh nhỏ cùng cách làm phim dễ coi, dễ nhớ và dàn diễn viên trẻ trung, bắt mắt thì với phim Nhật và phim Mỹ, khán giả lại không mấy mặn mà. Vẻ đẹp diễn viên của Nhật không thuộc dạng thu hút ngay từ vẻ ngoài như Hàn, mà ngược lại khán giả phải coi hết bộ phim để thấy được rằng diễn viên được chọn theo vai chứ không phải do danh tiếng hay ngoại hình.


Phim Mỹ đa số là các anh chàng, cô nàng vai u thịt bắp, dù đẹp trai xinh gái tự nhiên không qua dao kéo thì với khán giả Việt Nam lại quá "đồ sộ. Khán giả nữ đa phần họ thích vẻ thư sinh trên khuôn mặt nên vì thế mà phim Hàn, Thái đáp ứng được tiêu chuẩn của họ hơn là phim Mỹ. Ngoài ra lối sống và tập quán của Tây khác xa với phương Đông cũng dẫn tới rào cản.

Ngoài ra, với độ phủ sóng của các diễn viên nổi tiếng của Nhật hay Mỹ với khán giả không cao nên khán giả ít quen thuộc so với phim Hàn. Họ có thể nhớ So Ji Sub, Jang Dong Gun, Km Tae Hee, Triệu Vy, Lâm Tâm Như chứ ít khi biết Yuji Oda, Honami Suzuki, Tomohisa Yamashita, Jod Radnor, Neil Patrick Harris" là ai.

Nội dung kén khán giả và bị cắt bớt


Nội dung của các phim Mỹ và Nhật đều đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với phim Nhật bị giới hạn số tập ngắn, không kéo dài lê thê nên nội dung rất cô đọng và phải xem kỹ phim hay tập trung theo dõi và liên kết với các tập trước đó thì khán giả mới hiểu được tổng thể bộ phim, còn không thì sẽ gây khó hiểu. Điều này cũng tương tự với phim Mỹ, dù rằng thường trong 1 mùa chỉ có vài tập chính chủ chốt và các tập còn lại thì không chặt về nội dung liên quan. Trong khi phim Hàn và Trung thì nội dung kéo dài, đa phần dễ hiểu và dễ theo dõi.


Mức độ bạo lực, có cảnh nóng và nội dung nhiều khi không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam cũng là rào cản cho các nhà đài. Như bộ Prison Break, nếu theo dõi bản chiếu trên tivi và bản gốc trên mạng sẽ thấy các cảnh đẫm bạo lực, máu me đều bị cắt, hay những từ ngữ thô tục đều được dịch nhẹ đi. Hay bộ Charmed (Phép thuật) cũng cắt bỏ các cảnh nóng không thương tiếc. Điều này dẫn tới việc khán giả đã xem trên mạng, nay xem trên tivi không hài lòng, dù rằng nhà đài có lý do riêng của họ.

Đây chỉ là một số nguyên nhân chính dẫn tới việc màn ảnh nhỏ "vắng bóng" phim Nhật và Mỹ, vẫn còn lượng lớn khán giả có nhu cầu muốn theo dõi phim các nước này và hy vọng rằng trong tương lai gần, các phim này sẽ phổ biến hơn, tạo nên sự đa dạng trong lựa chọn phim cho các "tín đồ phim ảnh".

Design by Hao Tran -