Hiển thị các bài đăng có nhãn Vi Tiểu Bảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vi Tiểu Bảo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Cha đẻ" của "Thần điêu đại hiệp" thừa nhận ông xây dựng các nhân vật nữ của mình đều là tuyệt sắc giai nhân, vì ông thích phụ nữ đẹp, và "yêu" luôn các nhân vật nữ này.



Nhà văn võ hiệp danh tiếng Kim Dung.

Nuôi giấc mơ viết truyện võ hiệp từ thuở 13

Cũng như nữ văn sĩ Đài Loan Quỳnh Dao, tiểu thuyết của Kim Dung có mặt khắp nơi, là tác phẩm “gối đầu giường” của độc giả nhiều thế hệ người Hoa trên khắp thế giới. Song truyện Kim Dung không chỉ đọc giải trí, mà từ lâu chúng đã trở thành “đối tượng văn học” để nghiên cứu như một dòng văn học chính thống với tên gọi “Kim học”.

Kim Dung chỉ là bút danh, còn tên thật của ông là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại thị trấn Viên Hoa, huyện hải Ninh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Từ năm lên 8, cậu bé Tra Lương Dung đã có dịp tiếp xúc với tiểu thuyết võ hiệp, để rồi nuôi dưỡng niềm đam mê lớn - sáng tác truyện võ hiệp. Tuy nhiên, mãi đến năm 1955, khi bước sang tuổi 31, Tra Lương Dung mới thực hiện được giấc mơ của mình với tác phẩm đầu tay Thư kiếm ân cừu lục. Bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đấy.

Tiểu thuyết Thư kiếm ân cừu lục đăng nhiều kỳ trên nhật báo Buổi chiều mới Hong Kong, rất được độc giả yêu thích. Đó là động lực khiến Kim Dung quyết tâm lao vào sáng tác truyện võ hiệp, liên tiếp cho ra đời những tác phẩm “để đời” sau này.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Cảnh trong phim Lộc đỉnh ký với vai Vi Tiểu Bảo do Huỳnh Hiểu Minh đảm nhận.

Năm 1957, Anh hùng xạ điêu xuất hiện trên Thương báo Hương cảng; năm 1959, Thần điêu đại hiệp được chọn làm “tiêu điểm” tạo sự chú ý của độc giả khi Kim Dung sáng lập Minh báo. Cùng năm này, báo Buổi chiều mới Hong Kong đăng tiếp tiểu thuyết Tuyết sơn phi hồ, tạo nên “cơn sốt” chưa từng thấy.

1961 có lẽ là năm sung sức nhất của Kim Dung khi ông tung ra đến ba tác phẩm trên Minh báo: Ỷ thiên đồ long ký, Uyên ương đao và Bạch mã khiếu tây phong. Là “báo nhà”, vì vậy mà độc giả Minh báo luôn được Kim Dung ưu ái nên năm 1963, ông đã chọn giới thiệu Thiên long bát bộ, ngoài ra còn bán bản quyền cho báo Đông Nam Á tiểu thuyết Liên thành quyết.

Năm 1965, Minh báo ra phụ trương Nguyệt san Minh báo, được Kim Dung “câu khách” bằng tiểu thuyết Hiệp khách hành. Sang đến năm 1967, Minh báo phát hành thêm tuần báo, đăng độc quyền tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ. Và năm 1972, sau khi hoàn thành Lộc đỉnh ký, Kim Dung quyết định gác bút, không viết truyện võ hiệp nữa.

Trong gần 20 năm sáng tác tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung đã cho ra đời 15 bộ, trong đó có 14 bộ truyện dài và 1 tập truyện ngắn. Mặc dù không phải tác phẩm nào cũng ăn khách nhưng giờ đây, khi nhắc đến Kim Dung là người ta nghĩ ngay đến “truyện võ hiệp”. Hơn thế nữa, tên tuổi của ông luôn gắn liền với những tác phẩm điện ảnh - truyền hình võ hiệp nổi tiếng, quen thuộc dù trước cũng như sau ông còn nhiều cây viết khác như Cổ Long, Ôn Thoại Ân… cũng đình đám không kém.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Trương Trí Lâm (vai Quách Tĩnh), Chu Ân (vai Hoàng Dung) và Lưu Đan
(vai Hồng Thất Công) Cảnh trong phim Anh hùng xạ điêu.
Dòng phim võ hiệp Kim Dung trường thọ

Ngay từ lúc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đang thu hút độc giả trên mặt báo thì các nhà làm phim của điện ảnh Hong Kong đã tranh nhau đưa lên màn ảnh rộng. Tuy nhiên, phim Kim Dung chỉ thật sự tạo thành “hiện tượng” khi xuất hiện trên màn ảnh nhỏ. Có thể nói, chính những tác phẩm của Kim Dung đã góp phần hình thành nên “giai đoạn hoàng kim” của phim truyền hình Hong Kong thập niên 70-80 của thế kỷ trước.

Đài truyền hình Giai thị có công “khai pháo” cho dòng phim truyền hình Kim Dung khi chuyển thể tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu vào năm 1975. Và từ đó đến nay, 12 trong số 14 bộ truyện dài của ông liên tục “leo lên” màn ảnh nhỏ với nhiều bản dựng khác nhau: Thư kiếm ân cừu lục 7 lần, Anh hùng xạ điêu 9 lần, Ỷ thiên đồ long ký 7 lần, Thần điêu đại hiệp 8 lần (tính cả phiên bản Vu Chính đang thực hiện), Thiên long bát bộ 5 lần; Tiếu ngạo giang hồ 7 lần, Lộc đỉnh ký 6 lần; Tuyết sơn phi hồ 5 lần, Hiệp khách hành 4 lần, Liên thành quyết 2 lần, Phi hồ ngoại truyện 5 lần và Bích huyết kiếm 5 lần. Riêng 2 tác phẩm Uyên ương đao và Bạch mã khiếu tây phong chỉ xuất hiện trên màn ảnh rộng.

Trước đây, phim võ hiệp ở Trung Quốc bị xem là “rẻ tiền” nhưng từ năm 1999, sau khi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc thực hiện bộ phim Tiếu ngạo giang hồ thì thị trường rộng lớn này đã bùng lên trào lưu “nhà nhà làm phim võ hiệp”, đặc biệt là dựng lại những tác phẩm của nhà văn Kim Dung. Người có công hình thành dòng phim võ hiệp Trung Quốc chính là nhà sản xuất Trương Kỷ Trung. Ông đã giới thiệu đến công chúng Đại Lục nhiều tác phẩm ấn tượng, như Tiếu ngạo giang hồ, Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Lộc đỉnh ký, Bích huyết kiếm…
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Lữ Tụng Hiền (vai Lệnh Hồ Xung) và Lương Bội Linh (vai Nhậm Doanh Doanh)
trong phim Tiếu ngạo giang hồ.
Chưa có một thống kê chính xác nhưng ước tính, đã có hơn 100 bộ phim điện ảnh và truyền hình ra đời từ những trang viết của Kim Dung. Điều đáng nói là hầu như bản thân Kim Dung chẳng hài lòng với bất cứ bộ phim nào, kể cả bộ phim Tiếu ngạo giang hồ mà ông đặt rất nhiều kỳ vọng, khi lấy tượng trưng một đồng Nhân dân tệ tiền tác quyền của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ông giải thích, sở dĩ cứ phải giao những đứa con tinh thần cho giới làm phim vì... ông không thể từ chối: “Có trách thì trách mình sinh con mà không có thời gian quan tâm chăm sóc, phải gửi chúng ở nhà trẻ. Nhà trẻ nào nuôi nấng không đàng hoàng, tôi chỉ có quyền lên tiếng góp ý và chuyển con mình sang nhà trẻ khác. Những tác phẩm của tôi cũng vậy, lần chuyển thể này không như ý tôi thì hy vọng vào lần chuyển thể sau. Vả lại, tôi từng có thời gian làm điện ảnh nên hiểu và thông cảm với những nhà làm phim”.

Tuy lên tiếng than thở mãi về số phận long đong của những đứa con tinh thần của mình, song trước những lời đề nghị quá chân thành của giới làm phim, Kim Dung đành phải tiếp tục “gửi con vào nhà trẻ”. Ông bảo: “Ai làm tốt thì tôi lấy ít tiền tác quyền, còn ai làm ẩu thì tôi không bớt cho một xu”.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Cặp Dương Quá (Cổ Thiên Lạc đóng) - Tiểu Long Nữ (Lý Nhược Đồng đóng)
trong phim Thần điêu đại hiệp.
“Đại hiệp Kim Dung”

Đọc truyện Kim Dung hay xem phim Kim Dung, người ta nghĩ rằng ông phải là một “võ lâm cao thủ”, “võ nghệ đầy mình”. Bởi ngoài anh chàng thái giám dỏm Vi Tiểu Bảo (Lộc đỉnh ký), tất cả những nhân vật nam chính trong tác phẩm của ông đều là “đại hiệp”, “hiệp khách” như Dương Quá (Thần điêu đại hiệp), Quách Tĩnh (Anh hùng xạ điêu), Viên Thừa Chí (Bích huyết kiếm), Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), Địch Vân Đại (Liên thành quyết), Kiều Phong (Thiên long bát bộ), Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên đồ long ký), Trần Gia Lạc (Thư kiếm ân cừu lục)…

Trong một cuộc gặp gỡ với sinh viên Trung Quốc, khi được đặt câu hỏi: “Nhiều người đọc truyện của ông đều nghĩ rằng ông rất giỏi võ, có đúng thế không?”, Kim Dung hóm hỉnh trả lời: “Tôi chỉ biết một chút võ công thôi nhưng chủ yếu là lý luận chứ không thể… đánh người. Cũng giống như bóng đá vậy, tôi không biết đá cũng chẳng biết huấn luyện, song khi xem một trận đấu tôi có thể biết nó hay hay dở. Tất cả những chiêu thức võ công trong các tác phẩm của tôi đều do tôi… tưởng tượng ra”.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Cảnh trong phim Thiên long bát bộ 2013.
Ngoài võ công, còn một vấn đề mà nhiều độc giả, khán giả luôn thắc mắc là tại sao các nhân vật nữ của Kim Dung đều xinh đẹp? Thật thà thú nhận mình... rất thích phụ nữ đẹp nên khi cầm bút xây dựng các nhân vật, ông đều miêu tả họ đẹp như mơ. Chính vì vậy, Kim Dung đặc biệt “yêu” các nhân vật nữ của mình. Đa tình nhưng chung thủy, đó là tính cách mà Kim Dung tự nhận xét về mình, vì thế mà ông cho rằng mình giống với nhân vật Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên đồ long ký) nhất.

Năm nay, Kim Dung đã gần 90 nhưng ông vẫn thường được mời đi diễn thuyết, trò chuyện, trao đổi về những tác phẩm của mình. Dưới mắt độc giả say mê truyện võ hiệp và khán giả yêu thích phim võ hiệp, Kim Dung là người đã tạo nên những huyền thoại võ lâm và là “đại hiệp” của những “đại hiệp” mà ông tạo ra.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Bạch Cốt Tinh yêu Tôn Ngộ Không, Vi Tiểu Bảo thành chính nhân quân tử, Đông Phương Bất Bại là đại mỹ nhân, những "sáng tạo" này khiến khán giả lắc đầu ngán ngẩm.

Việc chuyển thể các tác phẩm văn học nổi tiếng thành những bộ phim giống như con dao hai lưỡi, không khó để thành công nhưng cũng rất dễ thất bại... Tuy nhiên, có nhiều biên kịch, đạo diễn sẵng sàng “bóp méo” nguyên tác khi đưa các tiểu thuyết văn học lên màn ảnh. Thành công thất bại tùy thuộc vào sự đánh giá của khán giả, tuy nhiên, hãy cùng điểm lại những tác phẩm được coi là sai lệch nhất so với nguyên tác hoặc lịch sử.
Mối hận Kim Bình (1994)

Mối hận Kim Bình (Hận tình Phan Kim Liên) được xây dựng khác xa
với nguyên tác

Mối hận Kim Bình (TVB -1994) là một trong những tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Bình Mai của nhà văn Tiếu Tiếu Sinh, với những diễn viên nổi tiếng như Ôn Bích Hà trong vai Phan Kim Liên, Quách Khả Doanh trong vai Bình Nhi và Dương Linh trong vai Xuân Mai.
Bộ phim được đánh giá tốt về nội dung và diễn xuất, đem đến cho khán giả một hình dung rõ ràng về nhân vật tàn ác và hoang dâm vô độ như Tây Môn Khánh, người phụ nữ lẳng lơ như Phan Kim Liên, anh hùng, hào kiệt như Tây Môn Khánh. Tuy nhiên, tác phẩm truyền hình này lại xây dựng một Lý Bình Nhi thẳng thắn, thông minh, đáng yêu, giữ đúng đạo.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Ôn Bích Hà trong vai Phan Kim Liên được đánh giá là giống với nguyên tác
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Trong khi đó, Bình Nhi do Quách Khả Doanh thể hiện lại được miêu tả
khác xa so với trong tiểu thuyết
Việc gả cho Tây Môn Khánh chỉ là cách để Bình Nhi trả thù cho gia đình. Trong khi đó, trong nguyên tác, Bình Nhi cũng là người phụ nữ dâm tà. Sau khi chồng chết, ngay lập tức vào nhà Tây Môn, còn đem theo rất nhiều gia sản của nhả nhà chồng cũ. Xuân Mai – nhân vật được mô tả là đa mưu, nhiều kế, lẳng lơ… lại được xây dựng thành một nha hoàn tốt bụng. thẳng thắn. Nhiều khán giả chỉ xem phim mà chưa biết nguyên tác, tới khi đọc truyện đã rất ngạc nhiên khi các nhân vật nữ họ yêu thích không hề thánh thiện như trong phim. Dù xây dựng khá khác biệt so với nguyên tác, nhưng Mối hận Kim Bình của TVB cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.
Tây du ký (1997, 1998)
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Châu Tinh Trì là chuyên gia chế Tây du ký, đến nỗi khán giả chưa bao giờ
coi các tác phẩm về 
Tây du ký của đạo diễn này có liên quan đến
nguyên tác của nhà văn Ngô Thừa Ân
Tây du ký là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc, từng nhiều lần dược chuyển thể thành các tác phẩm truyền hình và điện ảnh. Tuy nhiên, ngoài tác phẩm năm 1986 của đạo diễn Dương Khiết là trung thành nhất với nguyên tác, các tác phẩm còn lại đều bị biến tấu ít nhiều.
Không nói đến những tác phẩm Tây du ký theo phong cách nhảm nhí của Châu Tinh Trì (thường được đạo diễn thêm 2 chữ ngoại truyện vào tên phim để tránh dư luận), thì có một số phiên bản đã chế tại một số tình tiết trong nguyên tác với mục đích tạo sự mới mẻ. Tuy nhiên, những người yêu thích tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân thường khó mà chấp nhận được sự thay đổi này, vì họ cho rằng mỗi một tình tiết trong tác phẩm đã được tác giả cân nhắc rất kỹ và đều hàm chứa ý nghĩa nhân văn cao, không phải cứ thích xuyên tạc là được.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Trong phiên bản Tây du ký của Chiết Giang năm 2009, Bạch Cốt Tinh
do Hàn Tuyết thể hiện có mối tình khắc cốt ghi tâm
với Tôn Ngộ Không
Tây du ký phiên bản Chiết Giang (2009): Bản này đã tạo dựng một mối tình khắc cốt ghi tâm giữa Tôn Ngộ Không và Bạch cốt Tinh, và việc Bạch Cốt Tinh tìm trăm phương ngàn kế ăn thịt Đường Tăng chỉ để đạt được mục đích trả thù kẻ phụ tình năm xưa – Tề Thiên Đại Thánh.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Tây du ký của TVB được sự đón nhận của khán giả và cho ra đời
2 phần liên tiếp
Tây du ký phiên bản TVB: Nếu say mê tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân, khán giả có thể sẽ có cảm giác tức giận khi xem phiên bản Tây du kýcủa TVB. Tuy nhiên, hãng phim này đã thành công khi thuyết phục được những khán giả thích sự phá cách, nên bộ phim kéo dài đến 2 phần với tổng số tập là 73.
Phim xây dựng tích cách các nhân vật khá giống với tiểu thuyết, nhưng nhấn mạnh yếu tố hài hước và đẩy cao kịch tính hơn, như việc Bạch Cốt Tinh trả thù Tôn Ngộ Không vì năm xưa Tôn Ngộ Không đã giết chết người tình Xà Tinh, một cô yêu nhền nhện thích Tôn Ngộ Không, các thầy trò Đường Tăng sinh ra những đứa trẻ ở Tây Lương Nữ Quốc và bất hòa vì việc ở lại để chăm con hay tiếp tục lên đường thỉnh kinh...
Phim còn đề cao tính nhân văn khi thầy trò Đường Tăng đã thu phục được nhiều yêu quái bằng tình thương, sự tài năng và đoàn kết của mình. Thế nên, dù biến Tây du ký thành một nồi lẩu thập cẩm bằng cách “nêm nếm nhiều gia vị”, nhưng đây là một nồi lấu thú vị và phần nào chiếm được cảm tình của khán giả.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Bộ phim có nhiều điểm nhấn mới so với nguyên tác
Dương Quý Phi (2000)
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Phim Dương Quý Phi
Bộ phim Dương Quý Phi do TVB sản xuất vào năm 1998 là một tác phẩm được nhiều người yêu thích, với sự tham gia diễn xuất của Giang Hoa (Đường Minh Hoàng), Hướng Hải Lam (Dương Quý Phi) cùng một số diễn viên khác. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đây là một bộ phim cổ trang bình thường, tuy nhiên, đây lại là một tác phẩm về Duơng Quý Phi – người đẹp nổi tiếng của Trung Quốc.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Phim không hề đề cập đến việc Dương Ngọc Hoàn vốn là con dâu
của Đường Minh Hoàng.
Theo như lịch sử ghi chép lại, Dương Quý Phi là con dâu của Đường Minh Hoàng. Ông vua nổi tiếng đa tình này đã tìm cách chia rẽ con trai và con dâu, rồi sau đó ngang nhiên lập con dâu làm phi, và Dương Ngọc Hoàn trở thành ái phi được Đường Minh Hoàng sủng ái nhất trong nhiều năm sau đó.
Tuy nhiên, trong phim, đạo diễn chỉ miêu tả Dương Ngọc Hoàn là một cung nữ xinh đẹp, được đức vua để mắt, vượt qua rào cản về thân phận xã hội và thể chế phong kiến để đến với tình yêu của mình. Do đó, Dương Quý Phi được coi là tác phẩm sai đến khoảng 80% so với ghi chép trong lịch sử.
Tiểu Bảo và Khang Hy (2000)
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Tiểu Bảo và Khang Hy là bộ phim chuyển thể từ Lộc đỉnh ký có nhiều
khác biệt so với nguyên tác
Dù đã tránh giữ nguyên tên tiểu thuyết gốc, đổi thành Tiểu Bảo và Khang Hy, nhưng bộ phim này vẫn không tránh khỏi sự “ném đá” của dư luận vì khác xa so với nguyên tác.
Lộc đỉnh ký là một tác phẩm kinh điển về văn học cũng như trên ảnh đàn, nên chỉ một thay đổi nhỏ nhưng có tác động tới hình ảnh nhân vật trong lòng khán giả cũng dễ dàng bị soi mói. 
Vi  Tiểu Bảo của Trương Vệ Kiện trong phim Tiểu Bảo và Khang Hy của đạo diễn Vương Tinh được miêu tả như một anh hùng nghĩa khí, thông minh xuất chúng, khác hẳn một hình ảnh Vi Tiểu Bảo gian manh, lọc lõi và nổi lên vì tài nịnh bợ.
Các fan của Trương Vệ Kiện dành nhiều lời khen cho bộ phim, nhưng những ai đã đọc qua tác phẩm của Kim Dung không khỏi ngán ngẩm trước sự biến tấu này. Hình ảnh Vi Tiểu Bảo trong phim này hoàn toàn đi ngược với tinh thần và ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm.
Tiếu ngạo giang hồ (2012)
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Tiếu ngạo giang hồ bản 2012 có quá nhiều khác biệt so với nguyên tác
Tiếu ngạo giang hồ là tiểu thuyết vĩ hiệp nổi tiếng của Kim Dung và từng được đưa lên truyền hình, điện ảnh không dưới 10 lần. Quá trình làm phim luôn được các biên kịch, đạo diễn đưa vào những tình tiết mới để tác phẩm của mình khác đi một chút là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc “thêm gia vị” quá tay như đạo diễn Vu Chính đã tạo nên một bộ phim thảm họa đối với các fan hâm mộ Kim Dung.
Nếu như trong nguyên tác, mối tình của Lệnh Hồ Xung và Thánh Cô ma giáo được miêu tả sinh động, khắc cốt ghi tâm, thì trong phim, lại bị biến thành câu chuyện hời hợt, để dành đất cho một nhân vật nữ chính khác – Đông Phương Bất Bại.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Đông Phương Bất Bại từ một nhân vật biến thái được chuyển thành
một mỹ nhân sắc nước hương trời
Trong tiểu thuyết gốc, Đông Phương Bất Bại là một nhân vật phụ, bệnh hoạn, bán nam bán nữ, tàn bạo độc ác, nhưng phim đã biến thành môt mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành, chiếm trọn trái tim Lệnh Hồ Xung và vượt qua đất diễn của nữ chính Nhậm Doanh Doanh. Tất cả những điều này giống như một sự xúc phạm đối với tác phẩm kinh điển Tiếu ngạo giang hồ. Dù vậy, với các chiêu PR rầm rộ kích thích sự tò mò và hiếu kỳ của khán giả,, bộ phim của đạo diễn Vu Chính vẫn thu hút được một số lượng lớn người theo dõi.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Tân Lộc đỉnh ký là tác phẩm võ hiệp Kim Dung thứ 2 mà đạo diễn Lại Thủy Thanh bắt tay vào sản xuất sau khi Tân Thiên long bát bộ đóng máy. 

Vai diễn Vi Tiểu Bảo đã được ông tin tưởng giao cho nam diễn viên đang lên ở Trung Quốc là Hàn Đống. Sau thành công của Bộ bộ kinh tâm, “Cửu gia” Hàn Đống lập tức nổi như cồn. Anh liên tiếp nhận được những vai diễn quan trọng như Đa Nhĩ Cổn trong Mỹ nhân vô lệ, Điền Bá Quang trong Tân Tiếu ngạo giang hồ và Hư Trúc trong Tân thiên long bát bộ.

Có thể nói Hàn Đống rất có duyên với những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Vai diễn Vi Tiểu Bảo sẽ là một thử thách không nhỏ đối với anh khi nhân vật này có tính cách gian xảo, mưu mẹo, tham lam, háo sắc nhưng cũng rất hài hước. Hơn thế nữa anh còn phải vượt qua cái bóng của Lương Triều Vỹ, Trần Tiểu Xuân và Huỳnh Hiểu Minh, những người đã làm nên thành công với vai diễn này.


Nhìn vào tạo hình của Hàn Đống trong Tân Lộc đỉnh ký, có thể thấy nam diễn viên này không những toát lên được vẻ láu cá, mưu mẹo của Vi Tiểu Bảo mà còn có khả năng tiếm ngôi “Vi Tiểu Bảo đẹp trai nhất” của Huỳnh Hiểu Minh.










Tạo hình các cô vợ của anh chàng thái giám dỏm này cũng đã được tiết lộ. Giả Thanh, nữ diễn viên vừa hoàn thành hai vai A Châu và A Tử trong Tân Thiên long bát bộ sẽ vào vai A Kha. Tuy vậy nhan sắc của cô bị đánh giá là chưa đủ để vào vai bà vợ xinh đẹp nhất của Vi Tiểu Bảo.


Vai diễn Song Nhi được giao cho Trương Mông, nữ diễn viên đang lên với hàng loạt vai diễn rất được yêu thích như Châu Đình trong Thiên nhai minh nguyệt đao, Hải Lan Châu trong Mỹ nhân vô lệ. Cô cũng gây được chú ý khi đảm nhận vai “thần tiên tỷ tỷ” Vương Ngữ Yên trong Tân thiên long bát bộ.






Một trong những cô vợ chiếm được nhiều tình cảm của khán giả trong Lộc đỉnh ký là Kiến Ninh công chúa sẽ do nữ diễn viên trẻ Lâu Nghệ Tiêu thể hiện. Nữ diễn viên sinh năm 1988 này đã từng gây ấn tượng khi tham gia vào các phim Chung cư tình yêu, Ái tình tự hữu thiên ý và Hương thảo dược tình yêu.


Điều bất ngờ nhất đối với các khán giả khi tạo hình của các diễn viên trong Tân Lộc đỉnh ký ra mắt, đó là nữ diễn viên Trương Hinh Dư cũng sẽ tham gia vào bộ phim này với vai diễn Tô Thuyên. Có thể nói tên tuổi của Trương Hinh Dư hiện đang nổi như cồn sau khi tạo hình nhân vật Lý Mạc Sầu do cô thể hiện trong Tân thần điêu đại hiệp được công bố. Rất nhiều khán giả đã dành những lời khen tặng cho nhan sắc của Trương Hinh Dư, điều đó càng khiến cho vai diễn Tô Thuyên của cô trong Tân lộc đỉnh ký gây được nhiều chú ý.


Bộ phim đã làm lễ khai máy vào ngày hôm nay. Tạo hình của những nữ diễn viên vào vai những cô vợ còn lại của Vi Tiểu Bảo sẽ sớm được giới thiệu đến với các khán giả.
Design by Hao Tran -