Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Là một xứ sở rộng lớn nên nền điện ảnh Hoa ngữ cũng phát triển rộng rãi và vô cùng đa dạng.


 Đến nay, Hoa ngữ đã trở thành thị trường điện ảnh lớn thứ hai thế giới và tất nhiên đứng đầu châu Á. Dưới sự sáng tạo tuyệt vời của các nhà làm phim, nơi đây cũng sản sinh ra rất nhiều trào lưu điện ảnh độc đáo. Không thể phủ nhận các trào lưu này đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển hùng mạnh của điện ảnh Hoa ngữ.
1. Xuyên không (vượt thời gian)
Đây là một trong những trào lưu đình đám nhất màn ảnh Hoa ngữ trong giai đoạn 2011 – 2012. Tuy đã xuất hiện từ khá lâu rồi nhưng sau thành công của Cung – tỏa tâm ngọc đầu năm 2011 thì trào lưu này mới thực sự bùng nổ. Hàng loạt các chuyện tình vượt thời gian được các nhà làm phim sáng tạo ra và cực kỳ thành công như: Bộ bộ kinh tâm, Thời không địa đạo, Cứu binh vượt thời gian…


Cung tỏa tâm ngọc

Những trào lưu ‘gây sốt’ của màn ảnh Hoa ngữ | màn ảnh hoa ngữ,diễn viên hoa ngữ,mỹ nhân hoa ngữ
Bộ bộ kinh tâm
Với hình thức xuyên không này, các nhà làm phim dễ dàng lồng ghép hai bối cảnh cổ trang và hiện đại vào trong cùng một bộ phim. Những bỡ ngỡ, ngạc nhiên và các tình huống dở khóc dở cười của nhân vật chính khi đến môi trường hoàn toàn khác lạ cũng chính là điểm thú vị nhất trong phim. Thêm vào đó, yếu tố vượt thời gian càng khiến cho tình yêu của hai nhân vật chính thêm thần kỳ, đặc biệt. Làn sóng của trào lưu này đã nhanh chóng lan rộng sang màn ảnh nhỏ Hàn Quốc và “gây bão” suốt năm 2012. Đáng tiếc, trào lưu đình đám này hiện đã bị cấm ở Trung Quốc.
2. Remake (Làm lại phim)
Nếu như các bộ phim thông thường phải mất nhiều thời gian quảng bá, tuyên truyền mới gây được chú ý thì những bộ phim thuộc trào lưu remake lại dễ dàng được để ý ngay từ khi “thai nghén”. Bởi hầu hết những bộ phim này đều được “dựa hơi” từ tác phẩm cũ hết sức đình đám. Tuy nhiên, lựa chọn theo trào lưu này cũng là thách thức rất lớn với các nhà làm phim và diễn viên bởi phiên bản cũ đã là cái bóng quá lớn khó lòng vượt qua được.

Những trào lưu ‘gây sốt’ của màn ảnh Hoa ngữ | màn ảnh hoa ngữ,diễn viên hoa ngữ,mỹ nhân hoa ngữ
Tân Hoàn Châu Cách Cách
Giai đoạn từ 2010 đến nay, trào lưu làm lại phim đột nhiên phát triển cực kỳ mạnh mẽ ở thị trường Hoa ngữ. “Cơn sóng” này chia làm hai ngả riêng biệt: Remake các tác phẩm kinh điển và remake các tác phẩm nước ngoài (chủ yếu là phim Hàn Quốc). Hàng loạt các tác phẩm kinh điển một thời như: Tứ đại kỳ thư (Tây Du Ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng), Hoàn Châu Cách Cách, các tác phẩm kiếp hiệp chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung (Thần điêu đại hiệp, Anh hùng xạ điêu, Tiếu ngạo giang hồ, Thiên Long Bát Bộ…) đều được làm lại với phong cách hoàn toàn mới. Trong khi đó, các nhà làm phim tình cảm cũng không dễ gì bỏ qua cho những drama gây sốt của xứ sở kim chi như: Trái tim mùa thu, All about Eve, Shining Inheritance, Secret Garden… Những tác phẩm remake này hầu hết đều đạt rating cao sau khi lên sóng nhưng phần lớn vẫn đều phải “hứng đá” từ người hâm mộ.
Những trào lưu ‘gây sốt’ của màn ảnh Hoa ngữ | màn ảnh hoa ngữ,diễn viên hoa ngữ,mỹ nhân hoa ngữ
Thần điêu đại hiệp
3. Kết hợp Hoa – Hàn
Đây cũng không phải là một trào lưu xa lạ gì với màn ảnh Hoa ngữ, đặc biệt là trong thời kỳ làn sóng Hallyu của Hàn phát triển mạnh như hiện tại. Nếu như trước đây, các nhà làm phim Hoa ngữ hầu như chỉ “mượn” các người đẹp xứ kim chi về cho bộ phim thêm hút khách thì bây giờ, “chiêu” này lại được sử dụng rộng rãi như “chuyện thường ngày ở huyện”.
Những trào lưu ‘gây sốt’ của màn ảnh Hoa ngữ | màn ảnh hoa ngữ,diễn viên hoa ngữ,mỹ nhân hoa ngữ
Secret Garden bản Trung
Khác với trước đây khi các mỹ nữ Hàn chỉ thích sang Trung về thời xưa làm công chúa thì hiện tại các mỹ nam mỹ nữ Hàn lại đổ xô “Trung tiến” để đóng phim thần tượng, đơn cử như hai chàng trai nhóm SuJu (Skip Beat), Park Shin Hye (Chàng quản gia), Goo Hye Sun (Absolute Boyfriend), Victoria f(x) (When Love Walked In), Kangta (Secret Garden), Siwon (Fall in Love with You Again)… Không chỉ thế, các tác phẩm lớn cũng không quên “mượn” sao Hàn để tăng mức độ nổi tiếng như: Dangerous Liasons có Jang Dong Gun, Tân Thiên long bát bộ có Kim Ki Bum, 12 con giáp có Kwon Sang Woo,Nhất đại tông sư có Song Hye Kyo… Trào lưu này xem ra sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai khi nền điện ảnh các nước bắt đầu mở cửa để giao hòa với thế giới.

Những trào lưu ‘gây sốt’ của màn ảnh Hoa ngữ | màn ảnh hoa ngữ,diễn viên hoa ngữ,mỹ nhân hoa ngữ
Nhất đại tông sư
Những trào lưu ‘gây sốt’ của màn ảnh Hoa ngữ | màn ảnh hoa ngữ,diễn viên hoa ngữ,mỹ nhân hoa ngữ
Dangerous Liasons
4. Chuyển thể tiểu thuyết, truyện tranh
Cũng tương tự như trào lưu remake, các phim thuộc trào lưu chuyển thể thường được chú ý ngay từ những ngày đầu “thai nghén” nhưng cũng phải đối mặt với không ít thử thách. Chuyển thể từ những bộ truyện nổi tiếng đã từng để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí độc giả nên các bộ phim này thường được người hâm mộ dõi theo từng “đường đi nước bước”. Tuy nhiên, để chuyển tải nguyên vẹn linh hồn của bộ truyện, các nhân vật trong truyện, các tình tiết và bối cảnh truyện thực không hề đơn giản. Các tác phẩm đã thành công từ trào lưu này nhiều vô kể nhưng thất bại cũng không phải ít.
Những trào lưu ‘gây sốt’ của màn ảnh Hoa ngữ | màn ảnh hoa ngữ,diễn viên hoa ngữ,mỹ nhân hoa ngữ
Tân Tây Du Ký
Những trào lưu ‘gây sốt’ của màn ảnh Hoa ngữ | màn ảnh hoa ngữ,diễn viên hoa ngữ,mỹ nhân hoa ngữ
Skip Beat
Cả bốn tác phẩm chuyển thể từ “Tứ đại kỳ thư” Trung Quốc đều đã được làm đi làm lại không biết bao nhiêu lần. Các tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung cũng là đề tài “béo bở” cho các nhà làm phim khai thác. Rồi các tiểu thuyết ngôn tình ăn khách cũng nhanh chóng được chuyển thể hàng loạt… Những bộ manga nổi tiếng cũng đều được chuyển thể thành phim thần tượng vô cùng ăn khách như:Vườn sao băng, Định mệnh, Thơ ngây, Hana Kimi, Romantic Princess, Skip Beat… Tuy nhiên, nếu như thể loại manga đang dần “thất thế” trên màn ảnh thì các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết vẫn giữ được “phong độ”, thậm chí còn có xu hướng nở rộ hơn trong giai đoạn 2012 – 2013.
Những trào lưu ‘gây sốt’ của màn ảnh Hoa ngữ | màn ảnh hoa ngữ,diễn viên hoa ngữ,mỹ nhân hoa ngữ
Không kịp nói yêu em (tiểu thuyết)
Những trào lưu ‘gây sốt’ của màn ảnh Hoa ngữ | màn ảnh hoa ngữ,diễn viên hoa ngữ,mỹ nhân hoa ngữ
Vườn sao băng

Vu Chính và Châu Tinh Trì Cả hai đều từng bị cho là "tội đồ phá hoại" các tác phẩm nguyên tác và bị ném đá không thương tiếc.


Thành công từ phim Mỹ nhân đến phim Kiếm hiệp

Hiện cái tên Vu Chính đang nổi đình nổi đám trong giới điện ảnh Hoa ngữ không chỉ bởi anh là một nam diễn viên điển trai, đóng kịch giỏi, mà còn ở tài biên kịch, với hàng chục bộ phim truyền hình từng làm khuynh đảo các bảng xếp hạng phim của Trung Quốc thập niên những năm 2000 trở lại đây, đặc biệt là phim truyền hình cổ trang.

Đặc biệt, loạt phim về người đẹp được coi là sở trường của Vu Chính, đưa tên tuổi của anh cùng hàng loạt những diễn viên trẻ khác thành sao, như Mỹ nhân tâm kế, Cung tỏa trầm hương (2013), Mỹ nhân vô lệ/In Love with Power (2013)...



Vu Chính đang bị "chụp mũ" là phá hoại, không tôn trọng nguyên tác... khi chuyển thể.

Những bộ phim trên về mỹ nhân của Vu Chính được  yêu thích không chỉ ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông mà nhiều nước trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Việt Nam...

Điểm chung của những bộ phim trên khiến Vu Chính gặt hái nhiều thành công, đó chính là yếu tố Đẹp, đúng như thể loại phim mà biên kịch gia hướng đến.

Thứ hai đó là đối tượng người xem mà Vu Chính nhắm đến là giới trẻ. Chính vì vậy, phim về người đẹp của Vu Chính mang lại cho người xem cảm giác mãn nhãn, từ hình ảnh, diễn viên, trang phục, góc máy, nội dung cốt truyện đều  tỏa ra một chữ Đẹp.

Thứ ba, đó là việc Vu Chính không ngần ngại mời dàn diễn viên từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và cả Đài Loan. Đây đều là những ngôi sao thu hút lượng người xem khổng lồ ở cả 3 thị trường phim khổng lồ của điện ảnh Hoa ngữ nói riêng và thị trường phim châu Á yêu điện ảnh Trung Quốc nói riêng.

Dàn diễn viên trẻ đẹp luôn là yếu tố được Vu Chính chú ý để hút khán giả, kể cả đó là những mỹ nhân chưa có thành tích nổi bật.

Trong Mỹ nhân tâm kế (2009), ngoài Lâm Tâm Như khi đó đã trở thành ngôi sao sáng giá của điện ảnh Hoa ngữ, "Tứ đại Hoa đán TVB" Hồ Hạnh Nhi được biết đến với ngôi vị Hoa hậu Hồng Kông, những cô gái trẻ như Tôn Phi Phi, Dương Mịch, Thích Vy, Vương Lệ Khôn, Cống Mễ... khi đó vẫn chỉ là những nữ diễn viên gần như hoàn toàn mới mẻ và không mấy tên tuổi.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 2
Dàn diễn viên trẻ, đẹp, trang phục đẹp
là một trong những yếu tố giúp phim đề tài "mỹ nhân" của Vu Chính thành công.

Ngoài ra, nhiều nam diễn viên trẻ cũng phất lên nhờ phim Vu Chính như Hà Thạnh Minh từng được biết đến qua vai Châu Á Phu trong Mỹ nhân tâm kế, Thầm Lưu Niên phim Đại a hoàn (2009), Cung Thiếu Hoa trong Quốc sắc thiên hương (2010), Tứ a ca phim Cung tỏa tâm ngọc, Bùi Thiếu Khanh phim Mỹ nhân thiên hạ,...

Hay  hàng loạt những tên tuổi quen thuộc khác trong các phim của Vu Chính như Lưu Khải Uy, Trương Mông, Hồ Hạnh Nhi, Viên San San, Trần Kiều Ân, Dương Dung, Tôn Phi Phi, Bạch Băng, Triệu Lệ Dĩnh...

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 3
Trần Hiểu - "gà cưng" của Vu Chính trở thành gương mặt quen thuộc
 trong các bộ phim của anh gần đây.

Cải biên bị "ném đá" vì quá đà

Diễn viên đẹp, phục trang đẹp, cảnh quay đẹp... bấy nhiêu thôi có lẽ chưa đủ ở một thị trường phim cổ trang sôi động và cạnh tranh khốc liệt bậc nhất thế giới như ở Trung Quốc. Nội dung phim của Vu Chính cũng hướng đến vấn đề giới trẻ quan tâm, đó chính là tình yêu, tuổi trẻ, xuyên không (người ở tương lại trở về quá khứ). Những chủ đề trên được Vu Chính khai thác một cách triệt để, đặc biệt qua loạt phim Mỹ nhân tâm kế, Cung tỏa tâm ngọc...

Mới đây, Vu Chính thử sức với thể loại phim võ hiệp, đặc biệt là những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Ngay từ bộ phim đầu tiên Tân tiếu ngạo giang hồ (2012), Vu Chính đã gặp không ít chỉ trích gay gắt của người hâm mộ tiểu thuyết Kim Dung nói chung, những người yêu mến Tiếu ngạo giang hồ nói riêng...

Lý do không phải Vu Chính đùng  một cái chuyển từ thể loại phim người đẹp sang phim võ hiệp, mà chính ở việc kịch bản phim bị biên kịch gia này cải biên... quá tay.

Vu Chính mạnh tay sửa đổi nội dung so với nguyên tác, từ thay đổi giới tính nhân vật cho đến tuyến nhân vật, cụ thể là Đông Phương Bất Bại (Trần Kiều Ân) vốn là tuyến nhân vật phụ đã được nâng lên thành nhân vật chính.

Thậm chí quan hệ giữa Lệnh Hồ Xung (Hoắc Kiến Hoa) với thánh cô Nhậm Doanh Doanh (Viên San San) đã được chuyển đổi thành quan hệ giữa Lệnh Hồ Xung với Đông phương bất bại. Một chiêu mà khán giả gọi là "cưng phụ bỏ chính" của Vu Chính, hay chiêu lấy nữ phụ "đàn áp" nữ chính.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 4
Tân Tiếu ngạo giang hồ bị "dội bom" vì độ cải biên được cho là quá tay của Vu Chính.
Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 5
Quan hệ tình cảm giữa Đông Phương Bất Bại và Lệnh Hồ Xung,
nét mới gây tranh cãi trong Tân Tiếu ngạo giang hồ.

Hơn nữa, phần phục trang trong Tân tiếu ngạo giang hồ cũng gặp không ít đàm tiếu khi bị cho rằng quá lòe loẹt,  nhiều màu sắc khiến các nhân vật không khác những con vẹt trên phim.

Thế nhưng, có lẽ Vu Chính đã biết cách lợi dụng scandal, lợi dụng búa rìu dư luận để khiến phim của mình hầu như ngày nào cũng xuất hiện trên các mặt báo, diễn đàn mạng... dù theo hướng "bị chửi".

Kết quả là ai cũng muốn xem bằng được, để biết vì sao Tân tiếu ngạo giang hồ của Vu Chính lại bị "dìm hàng" và "ném đá" dữ dội đến mức vậy.

Và cuối cùng, thành công ngoài mong đợi khi những Hoắc Kiến Hoa, Trần Kiều Ân, Trần Hiểu... đã giúp thu hút người hâm mộ đến với Tân tiếu ngạo giang hồ. Không ít lời ngợi khen dành cho nhân vật Đông Phương Bất Bại vừa xinh đẹp, vừa đáng yêu của Trần Kiều Ân.

Lời ong tiếng ve, khen chê đủ cả

Thậm chí, đạo diễn Trương Kỷ Trung, người từng lão luyện với các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung như Thiên long bát bộ, Thần điêu đại hiệp... cũng từng bĩu môi dè bỉu sự cải biên quá tay của Vu Chính. Trương Kỷ Trung đốp chát khi cho rằng, Vu Chính không tôn trọng nguyên tác tiểu thuyết Kim Dung, phim của Vu Chính là "thứ vớ vẩn, không đáng xem", đồng thời cực lực phản đổi cách làm phim được cho là "cẩu thả", "mặt dày" của Vu Chính.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 6
Trương Kỷ Trung cũng không ngồi im trước kịch bản cải biên của Vu Chính.

Mới đây nhất, Vu Chính tiếp tục khiến người hâm mộ tiểu thuyết Kim Dung sốt xình xịch với dự án phim Thần điêu đại hiệp. Ngay từ khi công bố dàn diễn viên cùng tạo hình nhân vật, vai nữ chính Tiểu Long Nữ của Trần Nghiên Hy đã bị cư dân mạng "chê đứng chê ngồi bởi quá... béo, giống với nhân vật hoạt hình như Na Tra hay Thủy thủ Mặt Trăng. Kịch bản phim còn được Vu Chính úp mở trên blog cá nhân khi tuyên bố gốc gác, lai lịch của những Lý Mạc Sầu (Trương Hinh Dư đóng), Tiểu Long Nữ là cáo chín đuôi sống ở cổ mộ...

Để tăng tính thuyết phục, Vu Chính còn chia sẻ những bức ảnh "Đệ nhất nữ thần gợi cảm" Trương Hinh Dư trong tạo hình cáo chín đuôi, vừa huyền ảo, ma mỵ nhưng cũng hết sức xinh đẹp, gợi cảm.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 7
Tạo hình gây tranh cãi Tiểu Long Nữ của Trần Nghiên Hy (trái)
và Lý Mạc Sầu của Trương Hinh Dư trong Thần điêu đại hiệp.

Bên cạnh những ý kiến phản đối cách cải biên của Vu Chính, không ít những lời ngợi khen dành cho kịch bản phim Tân tiếu ngạo giang hồ của anh. Trong đó đa số là ý  kiến của các bạn trẻ. Họ nhận xét phim của Vu Chính thu hút người xem, kịch bản rất sáng tạo, ấn tượng, hay hơn hẳn so với các phiên bản cũ.

Ngay đến những lời nhận xét của bậc tiền bối như Trương Kỷ Trung, cư dân mạng đã lên tiếng đả kích đạo diễn Trương vì "ghen ăn tức ở". Họ cho rằng, bản thân Trương Kỷ Trung có quyền cải biên truyện của Kim Dung, như vậy Vu Chính cũng có quyền cải biên theo chủ ý. Nếu Kim Dung không cho phép, chắc chắn Vu Chính không thể tự ý cải biên đến mức bị coi là "tầm bậy tầm bạ", "vớ vẩn"...

Chuyên gia nói gì?

Theo nhận xét của nhà phê bình điện ảnh Lý Tinh Văn thì xu hướng làm phim truyền hình ngày nay đang hình thành cách làm “mỳ ăn liền” khá phổ biến. Còn đối với thể loại phim được chuyển thể từ các tác phẩm kinh điển lại chia thành hai loại: Một là làm tăng thêm cái đẹp từ nội dung nguyên tác và hai là phá hủy nội dung gốc.

“Các tiểu thuyết của Kim Dung vốn đã là một câu chuyện hoàn mỹ và hấp dẫn, đồng thời bao hàm ý nghĩa văn hóa trong đó. Tuy nhiên, bộ phim Tân Tiếu ngạo giang hồ của Vu Chính lại đang cố tình hủy hoại nguyên tác", ông Lý chia sẻ.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 8
Vu Chính luôn bảo vệ kịch bản và tự hào về những gì đã thực hiện
qua những bộ phim từ trước đến nay.

Nhà phê bình điện ảnh Lý Tinh Văn đã không ngần ngại khi chỉ ra rằng, Tân Tiếu ngạo giang hồ đang góp phần phá hoại nguyên tác của Kim Dung.

Lý Tinh Văn còn cho biết thêm, những thay đổi và chỉnh sửa không mang giá trị sáng tạo mà chỉ thỏa mãn sở thích cá nhân, vì vậy theo nhà phê bình điện ảnh này thì những loại hình phim như thế là một sản phẩm thương mại của các doanh nghiệp làm phim có tính toán.

Về phía những người ủng hộ cách cải biên và sáng tạo kịch bản dựa trên nguyên tác, hiệu trưởng Vương Đa Thánh từ Viện Văn học Liêu Ninh cho biết, Tiếu ngạo giang hồ, Thần điêu đại hiệp, Anh hùng xạ điêu... của nhà văn Kim Dung đều được coi là những tác phẩm văn học, chứ không phải những ghi chép lịch sử. Việc một biên kịch có thể dựa vào tác phẩm văn học để tạo ra một tác phẩm điện ảnh theo ý riêng của họ, đó là một trong những quyền sáng tạo cơ bản nhất. Như vậy, cải biên là một quá trình sáng tạo, làm rõ lại vấn đề, cho dù có trung thành với nguyên tác bao nhiêu đi nữa thì cũng không thể tránh khỏi việc thêm thắt những tình huống từ thực tế đời sống vào kịch bản.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 9
Kịch bản và tạo hình nhân vật trong Thần điêu đại hiệp của Vu Chính
đang gặp phải không ít chỉ trích gay gắt từ dư luận.

Còn theo biên kịch gia Từ Quảng Thuận, phim truyền hình là một loại hình nghệ thuật đại chúng, biên kịch có thể viết chính kịch, cũng có thể viết thành hài kịch. Những tác phẩm kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung càng không phải là chính sử, vì vậy, Vu Chính có thể thêm bớt những tình tiết tạo nên kịch tính theo ý thích cũng như thỏa thuận của biên kịch này với nhà văn  Kim Dung (trong trường hợp ông còn sống, hoặc với con cháu của nhà văn nếu ông chẳng may qua đời). Biên kịch Từ tâm sự: "Những biên kịch và đạo diễn chúng tôi không thể chiều lòng tất cả đại đa số công chúng, mà phải dẫn đường cho khán giả”.

Với Châu Tinh Trì, Vu Chính chỉ là... muỗi

Khoan nói đến việc cải biên trong phim của Châu Tinh Trì, chỉ điểm qua một vài đạo diễn cũng có thể thấy mức độ cải biên của họ cũng từng bị khán giả "dội bom" kịch liệt như thế nào. Đơn cử trường hợp đạo diễn Trương Kỷ Trung, người từng hứng "rổ đá" với bộ phim truyền hình Tân Tây Du Ký (2011), trong đó một phần kịch bản bị chỉ trích gay gắt vì hàng loạt tình tiết đồng tính lệch lạc, như cảnh Tôn Ngộ Không thật (Ngô Việt) và Tôn Ngộ Không giả (tập phim Thật - giả Mỹ Hầu Vương) "khóa môi" nhau thắm thiết như đôi tình nhân thế kỷ 21.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 10

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 11
Quan hệ tình cảm như vợ chồng giữa Ngộ Không và Đường Tăng
trong Tân Tây Du Ký của Trương Kỷ Trung.

Biên kịch Đại Dung thậm chí còn biến mối quan hệ thầy-trò thiêng liêng giữa Đường Tăng (Nhiếp Viễn) và Tôn Ngộ Không thành quan hệ... phu - thê một cách lệch lạc. Đáng nói là hai nhân vật này đều mang giới tính nam, song Đường Tăng là vợ, Ngộ Không là chồng thì đúng là đồng tính mười mươi. Tân Tây Du Ký xuất hiện những tình tiết được cho là vô lý, lời thoại thô tục sặc  mùi "văn hóa mạng", tạo hình nhân vật "ăn theo" phong cách Hollywood, kỹ xảo kém và nhiều nội dung phản cảm theo hướng "sex" và gây "sốc"... nhằm đạt mục đích thương mại.

Nhắc đến một nhân vật "lớn" hơn cả trong giới cải biên kịch, đó chính là trường hợp đạo diễn Châu Tinh Trì. Cũng với tác phẩm Đại thoại Tây Du - phiên bản mới của Tây Du Ký, Châu Tinh Trì đã giáng một "quả bom" vào những người bảo thủ, nhưng lại mở ra một cánh cửa mới cho thể loại phim hài nhảm mang đặc trưng Châu Tinh Trì. Có thể đơn cử về hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không được Châu Tinh Trì biến thành một hình tượng đa diện và phức tạp.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 12
Chuyện tình cảm giữa Trí Tôn Bảo với Tử Hà tiên nữ trong Đại thoại tây du.

Tính cách nhân vật Tôn Ngộ Không trong Đại thoại Tây Du vừa tham lam và háo sắc, cư xử ngông cuồng không còn biết phép tắc. Hắn đã có hai hồng nhan tri kỷ lại còn muốn “qua lại” với Thiến Phiến công chúa (Bà La Sát) là vợ của Ngưu Ma Vương. Hắn sống không điều độ, chừng mực, có thể nói là yêu tính khó cải, khác xa với yêu cầu về hình tượng một nhân vật anh hùng bạo loạn, làm phản theo tư duy truyền thống.

Châu Tinh Trì còn cải biên hình tượng nhân vật Trư Bát Giới theo cách của chính ông. Không còn là một lão Trư tham lam, háo sắc, lười biếng như truyền thống mà là một con người đầy tình yêu thương. Đó là chuyện tình chung thủy của Bạch Cốt Tinh hay Bạch Tinh Tinh (Mạc Văn Úy đóng) suốt 500 năm dành cho Trí Tôn Bảo/Tôn Ngộ Không (Châu Tinh Trì đóng).

Bộ phim trên của Châu Tinh Trì mới đầu bị đả kích dữ dội, thế nhưng cuối cùng, Đại thoại Tây Du vẫn được yêu thích và tạo cơn sốt bởi đã mang lại tiếng cười đầy tình người, đầy tính nhân văn sâu sắc...

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 13
Ngộ Không và Đoạn tiểu thư cùng nhảy điệu hip hop trong Mối tình ngoại truyện.
Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 14
Nụ hôn "bất ngờ" giữa Đường Huyền Trang (trái) và Đoạn tiểu thư.

Tương tự với bộ phim bom tấn Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện/Journey To The West: Conquering The Demons (2013) của Châu Tinh Trì gần đây nhất. Làn sóng phản đối, phê phán vẫn luôn rầm rộ như bất kỳ bộ phim cải biên nào trước và sau khi ra mắt công chúng. Những người phản đối cách làm phim Châu Tinh Trì cho rằng, kịch bản của ông đã phá vỡ hoàn toàn một tác phẩm lớn của Trung Quốc. Không thể có chuyện Đường Tăng Huyền Trang (Văn Chương đóng) vốn chỉ là một pháp sư trừ ma diệt quái, chân yếu tay mềm, đem lòng thầm thương trộm nhớ một nữ pháp sư Đoạn tiểu thư (Thư Kỳ). Hay hoạt cảnh Ngộ Không (Hoàng Bột), và Đoạn tiểu thư cùng nhảy điệu hip hop...

Đó là một phần nội dung kịch bản đã được biến tấu so với nguyên tác. Về tạo hình, Châu Tinh Trì tiếp tục đột phá với cách biến các nhân vật vốn trở thành huyền thoại như Ngộ Không, Đường Tăng, Sa Tăng hay Trư Bát Giới, trở thành những nhân vật quần áo rách rưới không khác những "bang chủ cái bang". Lời thoại quá hiện đại và ảnh hưởng từ ngôn ngữ mạng.

Tuy vậy, những người yêu mến phim Châu Tinh Trì và cả những người tìm đến một dạng phim thuần tính giải trí, vẫn dành tình yêu mến cho bộ phim. Kết quả là phim thành công vang dội khi mang về 1,273 tỷ NDT (197 triệu USD), trở thành tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất điện ảnh Hoa ngữ. Ngay đạo diễn đoạt giải Oscar Lý An cho rằng sức hấp dẫn của Tây du ký: Mối tình ngoại truyện chính nhờ vào những sáng tạo "không đụng hàng" của Châu Tinh Trì, song đó là "sự sáng tạo của trẻ con, thích gì làm nấy, muốn gì nói nấy".

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 15
Châu Tinh Trì dẫn đầu về sức sáng tạo về cải biên nguyên tác trong điện ảnh.

Dù khen hay chê, nhưng cũng phải công nhận vào tài năng của những biên kịch và đạo diễn như Vu Chính, Châu Tinh Trì hay Trương Kỷ Trung. Chính những sáng tạo của họ đã góp phần tạo nên bộ mặt phong phú và đa dạng cho điện ảnh Hoa ngữ nói riêng và điện ảnh châu Á nói chung. Sáng tạo trong điện ảnh là không giới hạn, đặc  biệt việc cải biên từ một tác phẩm văn học càng cho phép các nhà làm phim chứng tỏ tài biến hóa trong cách tạo nhân vật, tạo tình tiết, nội dung cũng như bố cục phim, sao cho thật kịch tính nhưng vẫn đảm bảo thu hút người xem - yếu tố đầu tiên của một bộ phim trong thời đại ngày nay. Bởi phim làm ra là để phục vụ nhu cầu khán giả.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Cha đẻ" của "Thần điêu đại hiệp" thừa nhận ông xây dựng các nhân vật nữ của mình đều là tuyệt sắc giai nhân, vì ông thích phụ nữ đẹp, và "yêu" luôn các nhân vật nữ này.



Nhà văn võ hiệp danh tiếng Kim Dung.

Nuôi giấc mơ viết truyện võ hiệp từ thuở 13

Cũng như nữ văn sĩ Đài Loan Quỳnh Dao, tiểu thuyết của Kim Dung có mặt khắp nơi, là tác phẩm “gối đầu giường” của độc giả nhiều thế hệ người Hoa trên khắp thế giới. Song truyện Kim Dung không chỉ đọc giải trí, mà từ lâu chúng đã trở thành “đối tượng văn học” để nghiên cứu như một dòng văn học chính thống với tên gọi “Kim học”.

Kim Dung chỉ là bút danh, còn tên thật của ông là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại thị trấn Viên Hoa, huyện hải Ninh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Từ năm lên 8, cậu bé Tra Lương Dung đã có dịp tiếp xúc với tiểu thuyết võ hiệp, để rồi nuôi dưỡng niềm đam mê lớn - sáng tác truyện võ hiệp. Tuy nhiên, mãi đến năm 1955, khi bước sang tuổi 31, Tra Lương Dung mới thực hiện được giấc mơ của mình với tác phẩm đầu tay Thư kiếm ân cừu lục. Bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đấy.

Tiểu thuyết Thư kiếm ân cừu lục đăng nhiều kỳ trên nhật báo Buổi chiều mới Hong Kong, rất được độc giả yêu thích. Đó là động lực khiến Kim Dung quyết tâm lao vào sáng tác truyện võ hiệp, liên tiếp cho ra đời những tác phẩm “để đời” sau này.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Cảnh trong phim Lộc đỉnh ký với vai Vi Tiểu Bảo do Huỳnh Hiểu Minh đảm nhận.

Năm 1957, Anh hùng xạ điêu xuất hiện trên Thương báo Hương cảng; năm 1959, Thần điêu đại hiệp được chọn làm “tiêu điểm” tạo sự chú ý của độc giả khi Kim Dung sáng lập Minh báo. Cùng năm này, báo Buổi chiều mới Hong Kong đăng tiếp tiểu thuyết Tuyết sơn phi hồ, tạo nên “cơn sốt” chưa từng thấy.

1961 có lẽ là năm sung sức nhất của Kim Dung khi ông tung ra đến ba tác phẩm trên Minh báo: Ỷ thiên đồ long ký, Uyên ương đao và Bạch mã khiếu tây phong. Là “báo nhà”, vì vậy mà độc giả Minh báo luôn được Kim Dung ưu ái nên năm 1963, ông đã chọn giới thiệu Thiên long bát bộ, ngoài ra còn bán bản quyền cho báo Đông Nam Á tiểu thuyết Liên thành quyết.

Năm 1965, Minh báo ra phụ trương Nguyệt san Minh báo, được Kim Dung “câu khách” bằng tiểu thuyết Hiệp khách hành. Sang đến năm 1967, Minh báo phát hành thêm tuần báo, đăng độc quyền tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ. Và năm 1972, sau khi hoàn thành Lộc đỉnh ký, Kim Dung quyết định gác bút, không viết truyện võ hiệp nữa.

Trong gần 20 năm sáng tác tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung đã cho ra đời 15 bộ, trong đó có 14 bộ truyện dài và 1 tập truyện ngắn. Mặc dù không phải tác phẩm nào cũng ăn khách nhưng giờ đây, khi nhắc đến Kim Dung là người ta nghĩ ngay đến “truyện võ hiệp”. Hơn thế nữa, tên tuổi của ông luôn gắn liền với những tác phẩm điện ảnh - truyền hình võ hiệp nổi tiếng, quen thuộc dù trước cũng như sau ông còn nhiều cây viết khác như Cổ Long, Ôn Thoại Ân… cũng đình đám không kém.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Trương Trí Lâm (vai Quách Tĩnh), Chu Ân (vai Hoàng Dung) và Lưu Đan
(vai Hồng Thất Công) Cảnh trong phim Anh hùng xạ điêu.
Dòng phim võ hiệp Kim Dung trường thọ

Ngay từ lúc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đang thu hút độc giả trên mặt báo thì các nhà làm phim của điện ảnh Hong Kong đã tranh nhau đưa lên màn ảnh rộng. Tuy nhiên, phim Kim Dung chỉ thật sự tạo thành “hiện tượng” khi xuất hiện trên màn ảnh nhỏ. Có thể nói, chính những tác phẩm của Kim Dung đã góp phần hình thành nên “giai đoạn hoàng kim” của phim truyền hình Hong Kong thập niên 70-80 của thế kỷ trước.

Đài truyền hình Giai thị có công “khai pháo” cho dòng phim truyền hình Kim Dung khi chuyển thể tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu vào năm 1975. Và từ đó đến nay, 12 trong số 14 bộ truyện dài của ông liên tục “leo lên” màn ảnh nhỏ với nhiều bản dựng khác nhau: Thư kiếm ân cừu lục 7 lần, Anh hùng xạ điêu 9 lần, Ỷ thiên đồ long ký 7 lần, Thần điêu đại hiệp 8 lần (tính cả phiên bản Vu Chính đang thực hiện), Thiên long bát bộ 5 lần; Tiếu ngạo giang hồ 7 lần, Lộc đỉnh ký 6 lần; Tuyết sơn phi hồ 5 lần, Hiệp khách hành 4 lần, Liên thành quyết 2 lần, Phi hồ ngoại truyện 5 lần và Bích huyết kiếm 5 lần. Riêng 2 tác phẩm Uyên ương đao và Bạch mã khiếu tây phong chỉ xuất hiện trên màn ảnh rộng.

Trước đây, phim võ hiệp ở Trung Quốc bị xem là “rẻ tiền” nhưng từ năm 1999, sau khi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc thực hiện bộ phim Tiếu ngạo giang hồ thì thị trường rộng lớn này đã bùng lên trào lưu “nhà nhà làm phim võ hiệp”, đặc biệt là dựng lại những tác phẩm của nhà văn Kim Dung. Người có công hình thành dòng phim võ hiệp Trung Quốc chính là nhà sản xuất Trương Kỷ Trung. Ông đã giới thiệu đến công chúng Đại Lục nhiều tác phẩm ấn tượng, như Tiếu ngạo giang hồ, Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Lộc đỉnh ký, Bích huyết kiếm…
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Lữ Tụng Hiền (vai Lệnh Hồ Xung) và Lương Bội Linh (vai Nhậm Doanh Doanh)
trong phim Tiếu ngạo giang hồ.
Chưa có một thống kê chính xác nhưng ước tính, đã có hơn 100 bộ phim điện ảnh và truyền hình ra đời từ những trang viết của Kim Dung. Điều đáng nói là hầu như bản thân Kim Dung chẳng hài lòng với bất cứ bộ phim nào, kể cả bộ phim Tiếu ngạo giang hồ mà ông đặt rất nhiều kỳ vọng, khi lấy tượng trưng một đồng Nhân dân tệ tiền tác quyền của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ông giải thích, sở dĩ cứ phải giao những đứa con tinh thần cho giới làm phim vì... ông không thể từ chối: “Có trách thì trách mình sinh con mà không có thời gian quan tâm chăm sóc, phải gửi chúng ở nhà trẻ. Nhà trẻ nào nuôi nấng không đàng hoàng, tôi chỉ có quyền lên tiếng góp ý và chuyển con mình sang nhà trẻ khác. Những tác phẩm của tôi cũng vậy, lần chuyển thể này không như ý tôi thì hy vọng vào lần chuyển thể sau. Vả lại, tôi từng có thời gian làm điện ảnh nên hiểu và thông cảm với những nhà làm phim”.

Tuy lên tiếng than thở mãi về số phận long đong của những đứa con tinh thần của mình, song trước những lời đề nghị quá chân thành của giới làm phim, Kim Dung đành phải tiếp tục “gửi con vào nhà trẻ”. Ông bảo: “Ai làm tốt thì tôi lấy ít tiền tác quyền, còn ai làm ẩu thì tôi không bớt cho một xu”.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Cặp Dương Quá (Cổ Thiên Lạc đóng) - Tiểu Long Nữ (Lý Nhược Đồng đóng)
trong phim Thần điêu đại hiệp.
“Đại hiệp Kim Dung”

Đọc truyện Kim Dung hay xem phim Kim Dung, người ta nghĩ rằng ông phải là một “võ lâm cao thủ”, “võ nghệ đầy mình”. Bởi ngoài anh chàng thái giám dỏm Vi Tiểu Bảo (Lộc đỉnh ký), tất cả những nhân vật nam chính trong tác phẩm của ông đều là “đại hiệp”, “hiệp khách” như Dương Quá (Thần điêu đại hiệp), Quách Tĩnh (Anh hùng xạ điêu), Viên Thừa Chí (Bích huyết kiếm), Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), Địch Vân Đại (Liên thành quyết), Kiều Phong (Thiên long bát bộ), Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên đồ long ký), Trần Gia Lạc (Thư kiếm ân cừu lục)…

Trong một cuộc gặp gỡ với sinh viên Trung Quốc, khi được đặt câu hỏi: “Nhiều người đọc truyện của ông đều nghĩ rằng ông rất giỏi võ, có đúng thế không?”, Kim Dung hóm hỉnh trả lời: “Tôi chỉ biết một chút võ công thôi nhưng chủ yếu là lý luận chứ không thể… đánh người. Cũng giống như bóng đá vậy, tôi không biết đá cũng chẳng biết huấn luyện, song khi xem một trận đấu tôi có thể biết nó hay hay dở. Tất cả những chiêu thức võ công trong các tác phẩm của tôi đều do tôi… tưởng tượng ra”.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Cảnh trong phim Thiên long bát bộ 2013.
Ngoài võ công, còn một vấn đề mà nhiều độc giả, khán giả luôn thắc mắc là tại sao các nhân vật nữ của Kim Dung đều xinh đẹp? Thật thà thú nhận mình... rất thích phụ nữ đẹp nên khi cầm bút xây dựng các nhân vật, ông đều miêu tả họ đẹp như mơ. Chính vì vậy, Kim Dung đặc biệt “yêu” các nhân vật nữ của mình. Đa tình nhưng chung thủy, đó là tính cách mà Kim Dung tự nhận xét về mình, vì thế mà ông cho rằng mình giống với nhân vật Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên đồ long ký) nhất.

Năm nay, Kim Dung đã gần 90 nhưng ông vẫn thường được mời đi diễn thuyết, trò chuyện, trao đổi về những tác phẩm của mình. Dưới mắt độc giả say mê truyện võ hiệp và khán giả yêu thích phim võ hiệp, Kim Dung là người đã tạo nên những huyền thoại võ lâm và là “đại hiệp” của những “đại hiệp” mà ông tạo ra.

Việc " Thất sủng " này do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới, quan trọng nhất vẫn là thị hiếu công chúng.


Việc một bộ phim được trình chiếu trên các đài truyền hình đem tới những cái lợi cho cộng đồng fan như có dịp để bàn tán, độ phủ sóng tới mọi nhà nên phim được nhiều khán giả biết tới hơn, đồng thời cảm giác vừa xem phim cùng gia đình vừa bàn luận hay vô lớp, công ty tranh luận cùng bạn bè, đồng nghiệp vẫn thú vị hơn xem trên mạng.


Với sự phổ biến của các phim Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... tràn ngập màn ảnh nhỏ thời gian qua, nhiều khán giả giật mình khi không thấy các phim phương Tây như Mỹ, Anh hay phim Nhật xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, dẫn tới sự "khát" các phim thuộc những nước này.

Phí bản quyền cao - Quá dài do chiếu theo mùa

Đây có thể được coi là nguyên do quan trọng nhất cho việc vắng bóng phim Mỹ, Nhật trên màn ảnh nhỏ. Với phim Nhật, số tập thường rất ít (9-11 tập) và với cùng số tiền mua bản quyền phim Nhật, nhà đài có thể mua bản quyền các phim Trung, Hàn với giá cả rẻ hơn rất nhiều. Cộng thêm một số đòi hỏi tùy vào "cảm hứng" từ phía đối tác như phim phải được lồng tiếng, chỉ được chiếu 1 lần,... dẫn tới việc thà không mua còn hơn bỏ tiền mua của nhà đài. Hơn nữa các đài truyền hình tại Việt Nam hiện nay đều là miễn phí, họ chỉ có thể kiếm lợi nhuận qua quảng cáo, phim càng dài tập càng hấp dẫn thì quảng cáo càng tốt. Phim càng mới thì bản quyền càng cao, trong khi với phim Hàn, Trung thì chỉ cần 5 tới 6 tháng phí bản quyền phim sẽ giảm nhiều. Vì vậy dù muốn dù không thì phim Nhật không phải là mảnh đất màu mỡ để khai thác.


Với phim Mỹ, tiền bản quyền cũng khá cao. Tuy nhiên, đa số các phim theo series của Mỹ đều hấp dẫn và thu hút khán giả nên nhà đài vẫn có khả năng mua bản quyền nếu phim không quá kéo dài. 1 series của Mỹ thường kéo dài qua nhiều năm, mỗi năm làm 1 season (mùa). Như Charmed (Phép thuật) kéo dài 8 mùa hay Friends tới 10 mùa và với tiền bản quyền nhân theo mùa như vậy thì dù muốn dù không, nhà đài vẫn ngậm ngùi cho qua, trừ khi có tài trợ "ôm thầu" hết hoặc phim có ít mùa như Prison Break vừa qua.

Dàn diễn viên lạ lẫm và không theo 'chuẩn Việt Nam'

Với sự quen thuộc của phim TVB từ hệ thống video gia đình trước đó, hay sự tràn ngập phim Hàn và Trung trên màn ảnh nhỏ cùng cách làm phim dễ coi, dễ nhớ và dàn diễn viên trẻ trung, bắt mắt thì với phim Nhật và phim Mỹ, khán giả lại không mấy mặn mà. Vẻ đẹp diễn viên của Nhật không thuộc dạng thu hút ngay từ vẻ ngoài như Hàn, mà ngược lại khán giả phải coi hết bộ phim để thấy được rằng diễn viên được chọn theo vai chứ không phải do danh tiếng hay ngoại hình.


Phim Mỹ đa số là các anh chàng, cô nàng vai u thịt bắp, dù đẹp trai xinh gái tự nhiên không qua dao kéo thì với khán giả Việt Nam lại quá "đồ sộ. Khán giả nữ đa phần họ thích vẻ thư sinh trên khuôn mặt nên vì thế mà phim Hàn, Thái đáp ứng được tiêu chuẩn của họ hơn là phim Mỹ. Ngoài ra lối sống và tập quán của Tây khác xa với phương Đông cũng dẫn tới rào cản.

Ngoài ra, với độ phủ sóng của các diễn viên nổi tiếng của Nhật hay Mỹ với khán giả không cao nên khán giả ít quen thuộc so với phim Hàn. Họ có thể nhớ So Ji Sub, Jang Dong Gun, Km Tae Hee, Triệu Vy, Lâm Tâm Như chứ ít khi biết Yuji Oda, Honami Suzuki, Tomohisa Yamashita, Jod Radnor, Neil Patrick Harris" là ai.

Nội dung kén khán giả và bị cắt bớt


Nội dung của các phim Mỹ và Nhật đều đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với phim Nhật bị giới hạn số tập ngắn, không kéo dài lê thê nên nội dung rất cô đọng và phải xem kỹ phim hay tập trung theo dõi và liên kết với các tập trước đó thì khán giả mới hiểu được tổng thể bộ phim, còn không thì sẽ gây khó hiểu. Điều này cũng tương tự với phim Mỹ, dù rằng thường trong 1 mùa chỉ có vài tập chính chủ chốt và các tập còn lại thì không chặt về nội dung liên quan. Trong khi phim Hàn và Trung thì nội dung kéo dài, đa phần dễ hiểu và dễ theo dõi.


Mức độ bạo lực, có cảnh nóng và nội dung nhiều khi không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam cũng là rào cản cho các nhà đài. Như bộ Prison Break, nếu theo dõi bản chiếu trên tivi và bản gốc trên mạng sẽ thấy các cảnh đẫm bạo lực, máu me đều bị cắt, hay những từ ngữ thô tục đều được dịch nhẹ đi. Hay bộ Charmed (Phép thuật) cũng cắt bỏ các cảnh nóng không thương tiếc. Điều này dẫn tới việc khán giả đã xem trên mạng, nay xem trên tivi không hài lòng, dù rằng nhà đài có lý do riêng của họ.

Đây chỉ là một số nguyên nhân chính dẫn tới việc màn ảnh nhỏ "vắng bóng" phim Nhật và Mỹ, vẫn còn lượng lớn khán giả có nhu cầu muốn theo dõi phim các nước này và hy vọng rằng trong tương lai gần, các phim này sẽ phổ biến hơn, tạo nên sự đa dạng trong lựa chọn phim cho các "tín đồ phim ảnh".

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Chính nhà văn Kim Dung đã phải thốt lên: "Không thể có người thứ hai" khi xem xong bộ phim điện ảnh "Lộc đỉnh ký".

Vi Tiểu Bảo là "chàng em út" của hàng trăm nhân vật trong chiều dài gồm 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Có người nói đùa đây là nhân vật "bị đột biến" vì so với những Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ, Đoàn Dự, Kiều Phong… Vi Tiểu Bảo chẳng hề biết chút võ công nào, lại mang toàn những tính xấu như vô học, lười biếng, nhiều thủ đoạn. Thế nhưng, nhờ luôn gặp may mắn mà chàng thái giám dỏm này "ngoi" lên một cách ngoạn mục.


Vi Tiểu Bảo là một trong những để lại ấn tượng sâu sắc của Châu Tinh Trì

Vi Tiểu Bảo sống trong 2 nơi trá ngụy và gian trá nhất là kỹ viện và hoàng cung, nên về mặt khôn ngoan, xảo quyệt thì hắn hơn xa người bình thường. Hắn gian, nhưng không ác; hắn giảo hoạt, nhưng đủ nghĩa khí; hắn tham tài, nhưng không tiếc của; hắn có ơn tất trả, nhưng thường làm ơn không mong báo đáp; hắn mê gái đẹp nên hay mắc lừa nữ nhân, nhưng chưa từng nghĩ sẽ trả đũa. Hắn hay nói tục chửi thề nhưng đôi khi làm người khác hả hê vì chửi đúng đối tượng. Tuy vô lại, xuất thân từ phường chợ búa nhưng Vi Tiểu Bảo rất trọng nghĩa khí. Chính vì vậy, dù trong truyện hay khi lên phim, Vi Tiểu Bảo vẫn rất cuốn hút, được yêu thích.

Vi Tiểu Bảo của Châu Tinh Trì được Kim Dung khen hết lời | Châu Tinh Trì,Phim hài Châu Tình Trì,Vua phim hài Hong Kong,Lộc Đỉnh Ký
Vi Tiểu Bảo khi còn ở kỹ viện cùng với chị gái.
Năm 1992, khi đã tạo dựng được thương hiệu hài, Châu Tinh Trì hợp tác với đạo diễn Vương Tinh thực hiện liền 2 phần của bộ phim Lộc đỉnh ký. Mặc dù ghi rõ là chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Dung, nhưng những gì khán giả thấy trên màn ảnh hoàn toàn khác.
Ngoài việc thay đổi một vài chi tiết như kỹ nữ Vi Xuân Hoa là mẹ của Vi Tiểu Bảo, nhưng "qua tay" Châu Tinh Trì lại trở thành chị gái, thì chính nét diễn tưng tửng, cường điệu cùng những câu thoại "nhảm" của anh đã khiến nhân vật Vi Tiểu Bảo dù lưu manh nhưng rất duyên dáng, hài hước.
Nếu để xem phim thư giãn thì Vi Tiểu Bảo của Châu Tinh Trì đã làm rất tốt. Tuy nhiên, muốn tìm hình ảnh một Vi Tiểu Bảo "anh hùng" khi đóng vai trò quyết định trong việc bắt và giết chết gian thần Ngao Bái; phá hủy Thần Long giáo; làm suy yếu sự phản kháng của viên tướng phản bội Ngô Tam Quế… thì chưa thật thuyết phục. Song sau khi xem phim, nhà văn Kim Dung đã fax cho ê kíp làm phim 6 chữ: "Không thể có người thứ hai", có ý khen Châu Tinh Trì quá độc đáo, chỉ có anh mới đóng được một Vi Tiểu Bảo như thế.
Vi Tiểu Bảo của Châu Tinh Trì được Kim Dung khen hết lời | Châu Tinh Trì,Phim hài Châu Tình Trì,Vua phim hài Hong Kong,Lộc Đỉnh Ký
Sau đó được thái giám Hải Đại Phú đưa vào cung, bắt đầu chuỗi ngày
làm thái giám dỏm.
Cũng như hầu hết những bộ phim của Châu Tinh Trì, thành công của 2 phần Lộc đỉnh ký là nhờ khả năng sáng tạo thông minh, biết dùng những chi tiết nhỏ để chọc cười khán giả, điển hình là chiêu "võ công" chụp ngực đối phương. Chàng Vi Tiểu Bảo đã sử dụng "bửu bối" đặc biệt này với vua Khang Hy, công chúa Kiến Ninh và cả với Ngao Bái.
Vi Tiểu Bảo của Châu Tinh Trì được Kim Dung khen hết lời | Châu Tinh Trì,Phim hài Châu Tình Trì,Vua phim hài Hong Kong,Lộc Đỉnh Ký
Võ công cao cường nhất của Vi Tiểu Bảo là chiêu này.
2 phần của bộ phim điện ảnh Lộc đỉnh ký đều ra rạp vào năm 1992, có mặt trong top 5 phim ăn khách nhất ở Hong Kong. Bên cạnh tài năng của Châu Tinh Trì, tác phẩm còn quy tụ dàn diễn viên rất nổi tiếng lúc bấy giờ như Ôn Triệu Luân (vai vua Khang Hy), Trương Mẫn (vai Thái hậu), Khưu Thục Trinh (vai công chúa Kiến Ninh), Lưu Tùng Nhân (vai Trần Cận Nam), Từ Cẩm Giang (vai Ngao Bái)… ở phần 1; cùng Lâm Thanh Hà (vai giáo chủ Thần Long giáo), Lý Gia Hân  (vai A Kha)… ở phần 2.

Màn ảnh Hoa ngữ 2012 đã có nhiều tác phẩm xuất sắc, với nhiều thể loại. Nhưng giữa rất nhiều những tác phẩm đã được lên rạp, có thể thấy, những tác phẩm màn bạc năm qua ngập tràn những hình ảnh thân mật đồng tính. 

 

Tuy những cảnh thân mật của những diễn viên nữ cũng không phải là hiếm, nhưng trước kia, trong nhiều tác phẩm, đại đa số là có 1 nhân vật nữ cải nam trang bông đùa với cô gái khác, còn hiện nay, việc khai thác hình ảnh thân mật của các cô gái vô cùng nữ tính, quyến rũ… khi ở bên nhau đã trở thành câu chuyện quen thuộc.
1. Triệu Vy – Châu Tấn trong Họa bì 2



Ngập tràn hình ảnh đồng tính trong phim Cbiz | Màn ảnh hoa ngữ,Cảnh phim đồng tính,Triệu Vy,Châu Tấn,Họa Bì 2
Trong Họa bì 2, Châu Tấn và Triệu Vy có rất nhiều cảnh thân mật
Họa bì 2 tiếp tục có chủ đề liêu trai, với mối quan hệ của ba nhân vật Tiểu Duy (Châu Tấn), Tình công chúa (Triệu Vy) và Hoắc tướng quân (Trần Khôn). Tuy nhiên, những cảnh khiến khán giả nhớ, không phải là những phân cảnh tình cảm của nam và nữ diễn viên chính, mà là những pha vô cùng thân mật giữa Châu Tấn và Tình công chúa.
Những phân cảnh hoán đổi thân xác được đạo diễn xây dựng vô cùng tỷ mỉ, tinh tế và nóng bỏng. 2 nữ diễn viên trong những trang phục khá kiệm vải, ngâm mình dưới nước, vai kề vai, da liền da, ôm ấp nhau. Tuy mối quan hệ giữa Tiểu Duy và Tình công chúa không thể coi là bạn thân, cũng không hẳn là tình địch, nhưng những gì mà đạo diễn thể hiện trên màn ảnh khiến khán giả dễ dàng liên tưởng tới những cặp đôi đồng tính nữ.

Ngập tràn hình ảnh đồng tính trong phim Cbiz | Màn ảnh hoa ngữ,Cảnh phim đồng tính,Triệu Vy,Châu Tấn,Họa Bì 2
Những cảnh này khiến khán giả liên tưởng tới mối quan hệ đồng tính
Nhiều khán giả ca ngợi hình ảnh hoán đổi thân xác của Tiểu Duy và Tình công chúa được quay khá công phu, kỹ xảo đẹp… nhưng cũng có không ít các ý khiến cho rằng, những phân cảnh này đã được quay và miêu tả quá đà, với sự gần gũi không cần thiết giữa 2 nhân vật nữ. Thậm chí, những màn âu yếm của 2 nhân vật nữ được coi như chiêu câu khách để kéo khán giả đến rạp.
2. Phạm Băng Băng – Hoắc Tư Yến trong Hai lần lộ diện
Ngập tràn hình ảnh đồng tính trong phim Cbiz | Màn ảnh hoa ngữ,Cảnh phim đồng tính,Triệu Vy,Châu Tấn,Họa Bì 2
Hình ảnh thân mật giữa Phạm Băng Băng và Hoắc Tư Yến được sử dụng
làm poster
Hai lần lộ diện là tác phẩm điện ảnh đình đàm của màn ảnh Hoa ngữ năm 2012, với sự tham gia của các ngôi sao như Phạm Băng Băng (vai Tống Kỳ), Phùng Thiệu Phong (vai Lưu Đông) và Hoắc Tư Yến (vai Tiểu Tây). Phim đạt được doanh thu cao nhưng cũng đem đến không ít những bàn tán.
Ngập tràn hình ảnh đồng tính trong phim Cbiz | Màn ảnh hoa ngữ,Cảnh phim đồng tính,Triệu Vy,Châu Tấn,Họa Bì 2
Ngập tràn hình ảnh đồng tính trong phim Cbiz | Màn ảnh hoa ngữ,Cảnh phim đồng tính,Triệu Vy,Châu Tấn,Họa Bì 2
Sự thân mật, gần gũi đến lạ lùng của 2 nhân vật nữ
Trong phim, Tống Kỳ là bạn gái của Lưu Đông, nhưng chàng trai này lại có mối quan hệ lén lút với bạn thân của cô, Tiểu Tây. Tuy nhiên, mối quan hệ nam – nữ trong phim, lại không được khắc họa rõ ràng và ấn tượng bằng mối quan hệ của hai nhân vật nữ. Tuy là bạn thân, nhưng những cử chỉ, giọng điệu của hai cô gái này không khác gì những cặp đồng tính nữ. Những chiếc ôm từ phía sau, những lần gần như môi chạm môi, những giấc mơ lạ lùng mà 2 cô gái quấn chặt nhau dưới nước… đều khiến khán giả phải đặt ra câu hỏi về tình bạn lạ lùng này. Dĩ nhiên, những hình ảnh thân mật của Phạm Băng Băng và Hoắc Tư Yến trong phim cũng được khai thác tối đa trong chiến dịch quảng bá cho bộ phim.

3. Lý Băng Băng và Jeon Ji Hyun trong Tuyết Hoa và cây quạt bí mật

Ngập tràn hình ảnh đồng tính trong phim Cbiz | Màn ảnh hoa ngữ,Cảnh phim đồng tính,Triệu Vy,Châu Tấn,Họa Bì 2
Lý Băng Băng thân mật với Jeon Ji Hyun trong phim

Tuyết Hoa bí phiến – Tuyết Hoa và cây quạt bí mật là bộ phim của màn ảnh Hoa ngữ, với sự tham gia của những ngôi sao nổi tiếng như Lý Băng Băng, Jeon Ji Hyun và Hugh Jackman. Tuy đạo diễn đã lên tiếng phủ nhận yếu tố đồng tính và đề tài đồng tính, nhưng phim vẫn khiến khán giả phát sốt vì những màn thân mật giữa hai nhân vật Bách Hợp (Phạm Băng Băng) vàTuyết Hoa (Jeon Ji Hyun).

Ngập tràn hình ảnh đồng tính trong phim Cbiz | Màn ảnh hoa ngữ,Cảnh phim đồng tính,Triệu Vy,Châu Tấn,Họa Bì 2
2 cô gái thường xuyên có những hành động gần gũi vượt quá giới
hạn thông thường của những người bạn

Hai cô gái là bạn thanh mai trúc mã, quấn quít từ nhỏ đến khi xuất giá về nhà chồng. Không hạnh phúc với những cuộc hôn nhân không có tình yêu, hai cô gái tìm đến với nhau an ủi, sẻ chia, lúc thân mật, gần gũi, lúc gửi tâm sự qua những chiếc quạt giấy. Đạo diễn Vương Dĩnh của bộ phim chia sẻ quan điểm, tình cảm giữa hai nhân vật nữ trong phim không phải là tình yêu đồng tính.
Có sự thân mật, có cảnh nude, nhưng không có những cảnh quan hệ tình dục, do đó, mối quan hệ giữa hai nhân vật này là thứ tình cảm thăng hoa lên trên cả tình bạn và tình yêu thông thường, là thứ tình cảm chân thành và trong sáng nhất. Dù đã có sự giải thích rất rõ ràng, nhưng những khung hình sáng tối, những cái ôm, cùng chia sẻ một chiếc giường… đều khiến khán giả dễ dàng hiểu lầm về thứ tình cảm chân thành và trong sáng nhất này!

Trong "Runner, Runner", Justin Timberlake vào vai Richie Furst - cánh tay phải đắc lực nhưng có phần "ngây thơ" của ông trùm Ivan Block (Ben Affleck).

Đối với người hâm mộ Justin Timberlake, chủ nhân bản hit Mirrors không chỉ là một ca sỹ tài năng mà còn có biệt tài "đá chéo sân". Sắp tới đây, Justin tiếp tục trở lại màn ảnh rộng với Runner, Runner. Trong phim, nhân vật của anh là cánh tay phải đắc lực ông trùm sòng bài Ivan Block (Ben Affleck), nhưng cũng có lúc trực tiếp đối đầu với hắn.

Nội dung của Runner, Runner xoay quanh chàng sinh viên thiên tài Richie Furst (Justin Timberlake). Để trang trải học phí của mình, Richie liều lĩnh thử vận may với 1 canh bạc trực tuyến nhưng không may anh lại mất trắng. Phát hiện ra trang web mà mình tham gia cá cược được điều khiển bởi 1 thế lực có trụ sở ở Puerto Rico, Richie quyết định lên đường đòi lại tiền.  
Justin Timberlake làm đệ tử đánh bạc của "Người Dơi 2015" 2

Justin Timberlake trong vai Richie Furst

Tại đây, Richie đã gặp ông trùm Ivan Block (Ben Affleck) - 1 kẻ đầy mưu mô và toan tính. Ivan dụ Richie tham gia vào kế hoạch của mình và biến anh thành học trò kiêm tay chân thân cận. Tuy nhiên, Richie dần phát hiện ra chân tướng thật sự của Ivan. Cùng lúc đó, đặc vụ Zbysko của FBI xuất hiện, cũng tìm cách lợi dụng Richie để loại bỏ Ivan.
Justin Timberlake làm đệ tử đánh bạc của "Người Dơi 2015" 3

Ben Affleck trong vai Ivan Block

Bên cạnh 2 nam tài tử điển trai còn có sự hiện diện của nữ diễn viên xinh đẹp Emma Arterton. Cô vào vai Rebecca Shafran - người có quan hệ tình cảm với Richie Furst (Justin Timberlake).  Bên cạnh đó, Leonardo DiCaprio cũng tham gia vào Runner, Runner với tư cách nhà sản xuất. Kịch bản của phim được chấp bút bởi Brian Koppelman và David Levien - 2 biên kịch "vàng" từng nhào nặn nên bộ phim Ocean's Thirteen.
Justin Timberlake làm đệ tử đánh bạc của "Người Dơi 2015" 4

Emma Arterton trong vai Rebecca Shafran

Runner, Runner (Át chủ bài) sẽ chính thức ra rạp vào ngày 27/9/2013 tại Việt Nam, sớm hơn lịch chính thức ở Mỹ là 4/10. Nhân dịp này, hãng phát hành phim dành tặng cho độc giả 4 cặp vé tham dự sự kiện họp báo, diễn ra vào 24/9. Để giành lấy cơ hội này, bạn hãy trả lời câu hỏi dưới đây và gửi đáp án về hòm thư cinegame@kenh14.vn kèm thông tin cá nhân chi tiết. Chúc may mắn!

Justin Timberlake làm đệ tử đánh bạc của "Người Dơi 2015" 5


Thế giới hào nhoáng trong "Runner Runner"
Design by Hao Tran -