Hiển thị các bài đăng có nhãn Phim cổ trang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phim cổ trang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Tại dòng phim cổ trang, lỗi thường xuất hiện nhiều hơn so với các thể loại phim khác. Đặc biệt lỗi tại khâu trang phục lại càng phong phú, hài hước hơn.


 Lý giải cho điều này có thể viện dẫn nhiều nguyên do: Làm phim cổ trang nhưng trang phục chưa được thiết kế đúng với thời gian, văn hóa và lich sử. Những diễn viên, các chuyên gia hậu kỳ thường vô tình thậm chí là cẩu thả cho khâu hoàn thiện tạo hình nhân vật. Việc sao chép thiếu sáng tạo y phục của các phim nổi tiếng cộng với việc lai tạp ý tưởng tạo nên những trang phục thiếu thuyết phục thậm chí là vô lý hoặc nực cười v.v...

1. Khó hiểu với trang phục sao chép, lai tạp
Đây là lỗi điển hình của phim cổ trang Việt. Trong thời gian qua, các đơn vị sản xuất phim liên tục khai thác đề tài phim lịch sử. Cuộc đổ bộ của phim cổ trang Việt đã gặp phải không ít sóng gió. Từ các chuyên gia phê bình phim cho đến khán giả nước nhà đều giành nhiều thời gian quan tâm, phân tích và bình luận về các tác phẩm này. Bên cạnh những lỗi sơ đẳng như sai lịch sử, xây dựng nhân vật không đúng đắn, lời thoại quá hiện đại thì việc nhặt "sạn trang phục" được khán giả bàn tán rất rôm rả.
"Đi sau đẻ muộn", lại quá thân thiết với "ông lớn" của dòng phim cổ trang như điện ảnh Trung Quốc nên phim cổ Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng. Trong hàng loạt những bộ phim đề tài lịch sử hay lấy bối cảnh quá khứ của Việt, nhân vật được xây dựng tạo hình rất giống với các nhân vật trong phim Trung Quốc.
Hảo hán, anh hùng, thuyền quyên, mỹ nữ, vua chúa, hoàng hậu, nô tì cho đến cả thường dân trong phim Trung đều được "bê" về Việt Nam. Mũ, khăn, áo của nam cho đến váy, áo khoác, trang sức, tóc tai của nhân vật nữ đều được các nhà làm phim Việt sao chép đến 95%. Sự giống nhau này không chỉ làm các nhà phê bình phim bức xúc mà còn khiến đông đảo khán giả hoang mang về văn hóa mặc của người Việt xưa.


Phim Thái Tổ Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long gặp khó khăn
khi xin công chiếu vì trang phục của diễn viên giống Trung Quốc
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Các nhân vật nữ chính trong phim cổ trang Việt với các kiểu tóc phỏng theo
phim kiếm hiệp Kim Dung
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Hai nhân vật trong phim "Anh chàng vượt thời gian" có trang phục là váy quây
và tóc kiểu như mỹ nhân Hoa ngữ xa xưa
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Bộ trang phục của Thạnh Sanh trong phim cùng tên thuần Việt
giống của con nhà giàu và pha trộn nhiều ý tưởng
2. Bật cười vì lỗi bất cẩn, cẩu thả
Những hạt sạn do lỗi bất cẩn, cẩu thả thường không gây tác hại quá lớn cho tác phẩm điện ảnh. Nhưng nó sẵn sàng khiến các diễn viên cho đến các nhà sản xuất phải xấu hổ đỏ mặt với khán giả. Sự bất cẩn cẩu thả thường xảy ra với những bộ phim nhiều tập. Khi mà các diễn viên chạy show vội vã lao đến trường quay thay đồ mà đôi khi quên soi gương thật kỹ.
Kết quả là nhiều khi các anh hùng xưa cũng lấp ló iPhone bên mép túi quần, các cái bang xưa giàu có đến nỗi trên tay lấp lánh đồng hồ vàng hay các cung tần mỹ nữ vẫn nhộn nhịp khua giầy đế đỏ trong hoàng cung. Chưa kể đến nhiều phân cảnh nóng bỏng như người đẹp cởi áo mà tem mác áo nịt ngực vẫn còn vương vấn đậu lại trên thước phim khiến khán giả phải phì cười.
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Nhân vật Jang Ok Jung của kiều nữ Kim Tae Hee rộn rảng khua giầy cao gót
trong hoàng cung
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Thành viên Hyomin của nhóm T-ara có vai diễn ấn tượng trong bộ phim Gyebaek
bởi cô có nhiều cảnh hành động hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người tự hỏi
ở thời đó, đả nữ kiếm đâu ra đôi bốt da đế cao su sành điệu này?!
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Đôi giày Trương Bá Chi đi trong Dương Môn Hổ Tướng vẫn còn nguyên thương hiệu
của nhãn hàng nổi tiếng
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Càn Long vẫn đeo đồng hồ vàng
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Thảo dân thôn nữ cũng xúng xính đồng hồ
3. Khán giả mát mắt với trang phục hiện đại, sexy
Cùng với mốt khoe ngực rầm rộ, thời trang thoáng mát xuất hiện rất nhiều trong phim cổ trang châu Á thời gian qua. Không chỉ Trung Quốc, Hàn Quốc mà cả phim cổ trang Việt cũng nhiều lần khiến khán giả hoa mắt trước những mỹ nhân khoe lưng trần mênh mông, vai thon nõn nà, chân dài bất tận và vô số những "điểm nóng" khác trên cơ thể.
Nhiều khán giả tròn mắt khi chứng kiến người đẹp trong bối cảnh quá khứ nhưng ngang nhiên mặc áo hai dây, váy quây, áo cúp ngực, áo chẽn, áo hở rốn, quần short, váy ngắn... Ngoài ra hệ thống phụ kiện cũng đa dạng, phong phú, hiện đại không thua kém bất cứ tín đồ thời trang nào trên đường phố Paris.
Dẫu biết phim cổ trang mang nhiều màu sắc thần tiên, mộng tưởng. Các nhân vật thường xuất chúng, hội tụ nhiều tinh hoa cổ quái, thần thông nhưng việc để các người đẹp nhuộm tóc rực rỡ, "phẩy light" nổi bật hay thậm chí là đeo kính giãn tròng đổi màu quá lộ liễu cũng khiến người xem khó chấp nhận.
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Trang phục của các nữ diễn viên trong "Mỹ nhân Kế" quá hở hang khiến khán giả
phải hoa mắt
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Bào Lôi trong Công chúa bưởng bỉnh tha hồ khoe lợi điểm cơ thể
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Hà Mỹ Điền trong phim Liễu Tam Biến y như vũ công múa bụng màu mè diêm dúa
nhưng cực kỳ sexy
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Cao Viên Viên trong phim Tần Vương Lý Thế Dân với nhiều pha khoe ngực mát mắt
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Jang Na Ra trong phim Công chúa bướng bỉnh ăn mặc như tiểu thư nước Pháp
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Trần Tú Lệ trong Công chúa bướng bỉnh liên tục bị đạo diễn cho ăn vận thiếu vải
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
"Sạn" lổn nhổn trong thời trang phim cổ! | Phim cổ trang,Sạn trong phim,Lỗi trang phục phim cổ trang,Mỹ nhân phim cổ trang
Người đẹp Hàn Tuyết và những trang phục vừa hiện đại vừa sến sẩm
Chắc chắn rằng bất cứ tác phẩm điện ảnh nào cũng có lỗi,  như người đời vẫn nói "Không có điều gì là hoàn hảo". Tuy nhiên, chỉ cần cẩn trọng và chọn lọc hơn đôi chút chắc chắn các nhà làm phim đã gạn bỏ được rất nhiều hạt sạn giúp bữa ăn tinh thần của khán giả thêm hấp dẫn và ngon lành.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Từ 14 tác phẩm, những người say mê truyện và phim võ hiệp của nhà văn Kim Dung đã chọn ra 5 nhân vật đại hiệp có sức hút đối với nữ giới. Đáng tiếc, những Trương Vô Kỵ, Vi Tiểu Bảo, Quách Tĩnh… không có tên trong danh sách này.



Dương Quá

Dương Quá là con trai duy nhất của Dương Khang và Mục Niệm Từ. Tuy là đệ tử nhập thất của Toàn Chân Giáo, nhưng vì bất mãn với sư phụ Triệu Chí Kính nên trốn khỏi Toàn Chân, lạc vào Cổ Mộ, gặp được Tiểu Long Nữ và bái nàng làm sư phụ (tuy nhiên chỉ gọi là cô cô chứ không xưng sư đồ). Chính mối tình chịu sự kỳ thị của giang hồ này đã khiến hình ảnh Dương Quá trở nên "vô cùng lý tưởng". Thêm vào đó, tính cách thất thường, thông minh nhưng cổ quái, nhiều mưu mẹo càng làm cho nhân vật này thêm hấp dẫn. 



Hình ảnh Dương Quá của Cổ Thiên Lạc và Huỳnh Hiểu Minh.
Các diễn viên từng thể hiện vai Dương Quá trong phim Thần điêu đại hiệp: La Lạc Lâm (1976), Lưu Đức Hoa (1983), Mạnh Phi (1984), Cổ Thiên Lạc (1995), Lý Minh Thuận (1998), Nhậm Hiền Tề (1998), Huỳnh Hiểu Minh (2006) và sắp tới đây là Trần Hiểu (2014).

Kiều Phong

Là một trong 3 nhân vật chính trong Thiên long bát bộ, Kiều Phong (hay Tiêu Phong) là mẫu đàn ông mạnh mẽ, được cả giang hồ kính nể về tài nghệ võ công lẫn nghĩa khí. Cái chết của Kiều Phong là cái chết của một anh hùng, vì sơn hà xã tắc, vì hiệp nghĩa mà hy sinh. Đây là hình tượng anh hùng đẹp nhất và cũng là hình tượng bi kịch nhất trong tất cả các truyện của Kim Dung khi vô tình giết chết A Châu - người con gái mình yêu thương.

Hình ảnh Kiều Phong của Huỳnh Nhật Hoa và Hồ Quân.
Các diễn viên từng thể hiện vai Kiều Phong trong phim Thiên long bát bộ: Lương Gia Nhân (1982), Huệ Thiên Tứ (1990), Huỳnh Nhật Hoa (1997), Hồ Quân (2003), Chung Hán Lương (2013).

Dương Tiêu

Mặc dù chỉ là nhân vật phụ nhưng Dương Tiêu - Quang Minh Tả Sứ của Minh Giáo có một vai trò quan trọng trong tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký. Nhắc đến Dương Tiêu, người ta nhớ ngay đến mối tình với Kỷ Hiểu Phù, con gái yêu của Kỷ lão anh hùng, đồng thời là đệ tử yêu quý của sư phụ Diệt Tuyệt phái Nga My.

Dương Tiêu - Kỷ Hiểu Phù, mối tình được nhắc đến cực ít trong truyện nhưng lại tạo được ấn tượng cực kỳ sâu sắc. Dương tả sứ là người đàn ông nhiều tài lại rất phóng khoáng, chỉ một ngón đàn cũng đủ làm thao thức lòng người. Bằng vào địa vị của ông, tìm một cô gái đẹp không là điều khó, nhưng để tìm một tri kỷ hồng nhan, Dương Tiêu đã phải mất bao nhiêu công sức để có được Kỷ Hiểu Phù.

Hình ảnh Dương Tiêu của Tôn Hưng và Trương Thiết Lâm.
Các diễn viên từng thể hiện vai Dương Tiêu trong Ỷ thiên đồ long ký: Huỳnh Duẫn Tài (1978), Lê Hán Trì (1986), Tôn Hưng (1994), Trương Triệu Huy (2001), Trương Thiết Lâm (2003), Ngô Hiểu Đông (2009).

Hạ Tuyết Nghi

Có ngoại hiệu Kim xà lang quân, võ nghệ cao cường oai chấn giang hồ, Hạ Tuyết Nghi hấp dẫn phụ nữ bằng vẻ ngoài quyến rũ, hào hoa và tinh thần nghĩa hiệp, có hai cuộc tình "khắc cốt ghi tâm" với Hà Hồng Dược và Ôn Nghi. Trong truyện, Hạ Tuyết Nghi đã chết ngay khi mở đầu và chuyện về ông được nhắc đến bởi những người còn sống, trong đó có Viên Thừa Chí là truyền nhân của ông. Bởi vậy, dù chỉ là nhân vật phụ nhưng Hạ Tuyết Nghi chính là linh hồn của tác phẩm Bích huyết kiếm.


Hình ảnh Hạ Tuyết Nghi của Giang Hoa và Tiêu Ân Tuấn.
Các diễn viên từng thể hiện vai Hạ Tuyết Nghi trong Bích huyết kiếm: Thạch Thiên (1977), Miêu Kiều Vỹ (1985), Trịnh Y Kiện (1993), Giang Hoa (2000), Tiêu Ân Tuấn (2006).

Lệnh Hồ Xung

Lệnh Hồ Xung vốn là một đứa trẻ mồ côi lang thang, được vợ chồng Nhạc Bất Quần đem về nuôi nấng dạy dỗ và trở thành đại đệ tử khai sơn của Nhạc Bất Quần. Chàng có trí thông minh tuyệt vời, tính tình phóng khoáng, thích tự do và đặc biệt mê uống rượu, yêu rượu như tính mạng mình. Nhờ tính tình phóng khoáng, Lệnh Hồ Xung đã kết thân với rất nhiều kỳ nhân dị sĩ giang hồ.

Lớn lên cùng con gái của vợ chồng Nhạc Bất Quần là Nhạc Linh San, Lệnh Hồ Xung đã yêu và mơ được cùng sánh đôi với nàng. Nhưng sau nhiều biến cố, Nhạc Linh San đã yêu Lâm Bình Chi khiến Lệnh Hồ Xung chán nản, thất tình. Khi lưu lạc giang hồ, chàng đã gặp Nhậm Doanh Doanh, con gái của Nhậm Ngã Hành - giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo. Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh đã trở thành một trong những cặp đẹp đôi nhất, có kết thúc đẹp nhất, cùng nhau ngao du giang hồ, ngày ngày tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ.

Hình ảnh Lệ Hồ Xung của Châu Nhuận Phát và Hoắc Kiến Hoa.
Các diễn viên từng thể hiện vai Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ: Châu Nhuận Phát (1984), Lữ Tụng Hiền (1996), Nhậm Hiền Tề (2000), Mã Cảnh Đào (2000), Lý Á Bằng (2001), Hoắc Kiến Hoa (2012).

Design by Hao Tran -