Hiển thị các bài đăng có nhãn Phim Kim Dung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phim Kim Dung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Vu Chính và Châu Tinh Trì Cả hai đều từng bị cho là "tội đồ phá hoại" các tác phẩm nguyên tác và bị ném đá không thương tiếc.


Thành công từ phim Mỹ nhân đến phim Kiếm hiệp

Hiện cái tên Vu Chính đang nổi đình nổi đám trong giới điện ảnh Hoa ngữ không chỉ bởi anh là một nam diễn viên điển trai, đóng kịch giỏi, mà còn ở tài biên kịch, với hàng chục bộ phim truyền hình từng làm khuynh đảo các bảng xếp hạng phim của Trung Quốc thập niên những năm 2000 trở lại đây, đặc biệt là phim truyền hình cổ trang.

Đặc biệt, loạt phim về người đẹp được coi là sở trường của Vu Chính, đưa tên tuổi của anh cùng hàng loạt những diễn viên trẻ khác thành sao, như Mỹ nhân tâm kế, Cung tỏa trầm hương (2013), Mỹ nhân vô lệ/In Love with Power (2013)...



Vu Chính đang bị "chụp mũ" là phá hoại, không tôn trọng nguyên tác... khi chuyển thể.

Những bộ phim trên về mỹ nhân của Vu Chính được  yêu thích không chỉ ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông mà nhiều nước trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Việt Nam...

Điểm chung của những bộ phim trên khiến Vu Chính gặt hái nhiều thành công, đó chính là yếu tố Đẹp, đúng như thể loại phim mà biên kịch gia hướng đến.

Thứ hai đó là đối tượng người xem mà Vu Chính nhắm đến là giới trẻ. Chính vì vậy, phim về người đẹp của Vu Chính mang lại cho người xem cảm giác mãn nhãn, từ hình ảnh, diễn viên, trang phục, góc máy, nội dung cốt truyện đều  tỏa ra một chữ Đẹp.

Thứ ba, đó là việc Vu Chính không ngần ngại mời dàn diễn viên từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và cả Đài Loan. Đây đều là những ngôi sao thu hút lượng người xem khổng lồ ở cả 3 thị trường phim khổng lồ của điện ảnh Hoa ngữ nói riêng và thị trường phim châu Á yêu điện ảnh Trung Quốc nói riêng.

Dàn diễn viên trẻ đẹp luôn là yếu tố được Vu Chính chú ý để hút khán giả, kể cả đó là những mỹ nhân chưa có thành tích nổi bật.

Trong Mỹ nhân tâm kế (2009), ngoài Lâm Tâm Như khi đó đã trở thành ngôi sao sáng giá của điện ảnh Hoa ngữ, "Tứ đại Hoa đán TVB" Hồ Hạnh Nhi được biết đến với ngôi vị Hoa hậu Hồng Kông, những cô gái trẻ như Tôn Phi Phi, Dương Mịch, Thích Vy, Vương Lệ Khôn, Cống Mễ... khi đó vẫn chỉ là những nữ diễn viên gần như hoàn toàn mới mẻ và không mấy tên tuổi.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 2
Dàn diễn viên trẻ, đẹp, trang phục đẹp
là một trong những yếu tố giúp phim đề tài "mỹ nhân" của Vu Chính thành công.

Ngoài ra, nhiều nam diễn viên trẻ cũng phất lên nhờ phim Vu Chính như Hà Thạnh Minh từng được biết đến qua vai Châu Á Phu trong Mỹ nhân tâm kế, Thầm Lưu Niên phim Đại a hoàn (2009), Cung Thiếu Hoa trong Quốc sắc thiên hương (2010), Tứ a ca phim Cung tỏa tâm ngọc, Bùi Thiếu Khanh phim Mỹ nhân thiên hạ,...

Hay  hàng loạt những tên tuổi quen thuộc khác trong các phim của Vu Chính như Lưu Khải Uy, Trương Mông, Hồ Hạnh Nhi, Viên San San, Trần Kiều Ân, Dương Dung, Tôn Phi Phi, Bạch Băng, Triệu Lệ Dĩnh...

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 3
Trần Hiểu - "gà cưng" của Vu Chính trở thành gương mặt quen thuộc
 trong các bộ phim của anh gần đây.

Cải biên bị "ném đá" vì quá đà

Diễn viên đẹp, phục trang đẹp, cảnh quay đẹp... bấy nhiêu thôi có lẽ chưa đủ ở một thị trường phim cổ trang sôi động và cạnh tranh khốc liệt bậc nhất thế giới như ở Trung Quốc. Nội dung phim của Vu Chính cũng hướng đến vấn đề giới trẻ quan tâm, đó chính là tình yêu, tuổi trẻ, xuyên không (người ở tương lại trở về quá khứ). Những chủ đề trên được Vu Chính khai thác một cách triệt để, đặc biệt qua loạt phim Mỹ nhân tâm kế, Cung tỏa tâm ngọc...

Mới đây, Vu Chính thử sức với thể loại phim võ hiệp, đặc biệt là những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Ngay từ bộ phim đầu tiên Tân tiếu ngạo giang hồ (2012), Vu Chính đã gặp không ít chỉ trích gay gắt của người hâm mộ tiểu thuyết Kim Dung nói chung, những người yêu mến Tiếu ngạo giang hồ nói riêng...

Lý do không phải Vu Chính đùng  một cái chuyển từ thể loại phim người đẹp sang phim võ hiệp, mà chính ở việc kịch bản phim bị biên kịch gia này cải biên... quá tay.

Vu Chính mạnh tay sửa đổi nội dung so với nguyên tác, từ thay đổi giới tính nhân vật cho đến tuyến nhân vật, cụ thể là Đông Phương Bất Bại (Trần Kiều Ân) vốn là tuyến nhân vật phụ đã được nâng lên thành nhân vật chính.

Thậm chí quan hệ giữa Lệnh Hồ Xung (Hoắc Kiến Hoa) với thánh cô Nhậm Doanh Doanh (Viên San San) đã được chuyển đổi thành quan hệ giữa Lệnh Hồ Xung với Đông phương bất bại. Một chiêu mà khán giả gọi là "cưng phụ bỏ chính" của Vu Chính, hay chiêu lấy nữ phụ "đàn áp" nữ chính.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 4
Tân Tiếu ngạo giang hồ bị "dội bom" vì độ cải biên được cho là quá tay của Vu Chính.
Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 5
Quan hệ tình cảm giữa Đông Phương Bất Bại và Lệnh Hồ Xung,
nét mới gây tranh cãi trong Tân Tiếu ngạo giang hồ.

Hơn nữa, phần phục trang trong Tân tiếu ngạo giang hồ cũng gặp không ít đàm tiếu khi bị cho rằng quá lòe loẹt,  nhiều màu sắc khiến các nhân vật không khác những con vẹt trên phim.

Thế nhưng, có lẽ Vu Chính đã biết cách lợi dụng scandal, lợi dụng búa rìu dư luận để khiến phim của mình hầu như ngày nào cũng xuất hiện trên các mặt báo, diễn đàn mạng... dù theo hướng "bị chửi".

Kết quả là ai cũng muốn xem bằng được, để biết vì sao Tân tiếu ngạo giang hồ của Vu Chính lại bị "dìm hàng" và "ném đá" dữ dội đến mức vậy.

Và cuối cùng, thành công ngoài mong đợi khi những Hoắc Kiến Hoa, Trần Kiều Ân, Trần Hiểu... đã giúp thu hút người hâm mộ đến với Tân tiếu ngạo giang hồ. Không ít lời ngợi khen dành cho nhân vật Đông Phương Bất Bại vừa xinh đẹp, vừa đáng yêu của Trần Kiều Ân.

Lời ong tiếng ve, khen chê đủ cả

Thậm chí, đạo diễn Trương Kỷ Trung, người từng lão luyện với các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung như Thiên long bát bộ, Thần điêu đại hiệp... cũng từng bĩu môi dè bỉu sự cải biên quá tay của Vu Chính. Trương Kỷ Trung đốp chát khi cho rằng, Vu Chính không tôn trọng nguyên tác tiểu thuyết Kim Dung, phim của Vu Chính là "thứ vớ vẩn, không đáng xem", đồng thời cực lực phản đổi cách làm phim được cho là "cẩu thả", "mặt dày" của Vu Chính.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 6
Trương Kỷ Trung cũng không ngồi im trước kịch bản cải biên của Vu Chính.

Mới đây nhất, Vu Chính tiếp tục khiến người hâm mộ tiểu thuyết Kim Dung sốt xình xịch với dự án phim Thần điêu đại hiệp. Ngay từ khi công bố dàn diễn viên cùng tạo hình nhân vật, vai nữ chính Tiểu Long Nữ của Trần Nghiên Hy đã bị cư dân mạng "chê đứng chê ngồi bởi quá... béo, giống với nhân vật hoạt hình như Na Tra hay Thủy thủ Mặt Trăng. Kịch bản phim còn được Vu Chính úp mở trên blog cá nhân khi tuyên bố gốc gác, lai lịch của những Lý Mạc Sầu (Trương Hinh Dư đóng), Tiểu Long Nữ là cáo chín đuôi sống ở cổ mộ...

Để tăng tính thuyết phục, Vu Chính còn chia sẻ những bức ảnh "Đệ nhất nữ thần gợi cảm" Trương Hinh Dư trong tạo hình cáo chín đuôi, vừa huyền ảo, ma mỵ nhưng cũng hết sức xinh đẹp, gợi cảm.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 7
Tạo hình gây tranh cãi Tiểu Long Nữ của Trần Nghiên Hy (trái)
và Lý Mạc Sầu của Trương Hinh Dư trong Thần điêu đại hiệp.

Bên cạnh những ý kiến phản đối cách cải biên của Vu Chính, không ít những lời ngợi khen dành cho kịch bản phim Tân tiếu ngạo giang hồ của anh. Trong đó đa số là ý  kiến của các bạn trẻ. Họ nhận xét phim của Vu Chính thu hút người xem, kịch bản rất sáng tạo, ấn tượng, hay hơn hẳn so với các phiên bản cũ.

Ngay đến những lời nhận xét của bậc tiền bối như Trương Kỷ Trung, cư dân mạng đã lên tiếng đả kích đạo diễn Trương vì "ghen ăn tức ở". Họ cho rằng, bản thân Trương Kỷ Trung có quyền cải biên truyện của Kim Dung, như vậy Vu Chính cũng có quyền cải biên theo chủ ý. Nếu Kim Dung không cho phép, chắc chắn Vu Chính không thể tự ý cải biên đến mức bị coi là "tầm bậy tầm bạ", "vớ vẩn"...

Chuyên gia nói gì?

Theo nhận xét của nhà phê bình điện ảnh Lý Tinh Văn thì xu hướng làm phim truyền hình ngày nay đang hình thành cách làm “mỳ ăn liền” khá phổ biến. Còn đối với thể loại phim được chuyển thể từ các tác phẩm kinh điển lại chia thành hai loại: Một là làm tăng thêm cái đẹp từ nội dung nguyên tác và hai là phá hủy nội dung gốc.

“Các tiểu thuyết của Kim Dung vốn đã là một câu chuyện hoàn mỹ và hấp dẫn, đồng thời bao hàm ý nghĩa văn hóa trong đó. Tuy nhiên, bộ phim Tân Tiếu ngạo giang hồ của Vu Chính lại đang cố tình hủy hoại nguyên tác", ông Lý chia sẻ.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 8
Vu Chính luôn bảo vệ kịch bản và tự hào về những gì đã thực hiện
qua những bộ phim từ trước đến nay.

Nhà phê bình điện ảnh Lý Tinh Văn đã không ngần ngại khi chỉ ra rằng, Tân Tiếu ngạo giang hồ đang góp phần phá hoại nguyên tác của Kim Dung.

Lý Tinh Văn còn cho biết thêm, những thay đổi và chỉnh sửa không mang giá trị sáng tạo mà chỉ thỏa mãn sở thích cá nhân, vì vậy theo nhà phê bình điện ảnh này thì những loại hình phim như thế là một sản phẩm thương mại của các doanh nghiệp làm phim có tính toán.

Về phía những người ủng hộ cách cải biên và sáng tạo kịch bản dựa trên nguyên tác, hiệu trưởng Vương Đa Thánh từ Viện Văn học Liêu Ninh cho biết, Tiếu ngạo giang hồ, Thần điêu đại hiệp, Anh hùng xạ điêu... của nhà văn Kim Dung đều được coi là những tác phẩm văn học, chứ không phải những ghi chép lịch sử. Việc một biên kịch có thể dựa vào tác phẩm văn học để tạo ra một tác phẩm điện ảnh theo ý riêng của họ, đó là một trong những quyền sáng tạo cơ bản nhất. Như vậy, cải biên là một quá trình sáng tạo, làm rõ lại vấn đề, cho dù có trung thành với nguyên tác bao nhiêu đi nữa thì cũng không thể tránh khỏi việc thêm thắt những tình huống từ thực tế đời sống vào kịch bản.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 9
Kịch bản và tạo hình nhân vật trong Thần điêu đại hiệp của Vu Chính
đang gặp phải không ít chỉ trích gay gắt từ dư luận.

Còn theo biên kịch gia Từ Quảng Thuận, phim truyền hình là một loại hình nghệ thuật đại chúng, biên kịch có thể viết chính kịch, cũng có thể viết thành hài kịch. Những tác phẩm kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung càng không phải là chính sử, vì vậy, Vu Chính có thể thêm bớt những tình tiết tạo nên kịch tính theo ý thích cũng như thỏa thuận của biên kịch này với nhà văn  Kim Dung (trong trường hợp ông còn sống, hoặc với con cháu của nhà văn nếu ông chẳng may qua đời). Biên kịch Từ tâm sự: "Những biên kịch và đạo diễn chúng tôi không thể chiều lòng tất cả đại đa số công chúng, mà phải dẫn đường cho khán giả”.

Với Châu Tinh Trì, Vu Chính chỉ là... muỗi

Khoan nói đến việc cải biên trong phim của Châu Tinh Trì, chỉ điểm qua một vài đạo diễn cũng có thể thấy mức độ cải biên của họ cũng từng bị khán giả "dội bom" kịch liệt như thế nào. Đơn cử trường hợp đạo diễn Trương Kỷ Trung, người từng hứng "rổ đá" với bộ phim truyền hình Tân Tây Du Ký (2011), trong đó một phần kịch bản bị chỉ trích gay gắt vì hàng loạt tình tiết đồng tính lệch lạc, như cảnh Tôn Ngộ Không thật (Ngô Việt) và Tôn Ngộ Không giả (tập phim Thật - giả Mỹ Hầu Vương) "khóa môi" nhau thắm thiết như đôi tình nhân thế kỷ 21.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 10

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 11
Quan hệ tình cảm như vợ chồng giữa Ngộ Không và Đường Tăng
trong Tân Tây Du Ký của Trương Kỷ Trung.

Biên kịch Đại Dung thậm chí còn biến mối quan hệ thầy-trò thiêng liêng giữa Đường Tăng (Nhiếp Viễn) và Tôn Ngộ Không thành quan hệ... phu - thê một cách lệch lạc. Đáng nói là hai nhân vật này đều mang giới tính nam, song Đường Tăng là vợ, Ngộ Không là chồng thì đúng là đồng tính mười mươi. Tân Tây Du Ký xuất hiện những tình tiết được cho là vô lý, lời thoại thô tục sặc  mùi "văn hóa mạng", tạo hình nhân vật "ăn theo" phong cách Hollywood, kỹ xảo kém và nhiều nội dung phản cảm theo hướng "sex" và gây "sốc"... nhằm đạt mục đích thương mại.

Nhắc đến một nhân vật "lớn" hơn cả trong giới cải biên kịch, đó chính là trường hợp đạo diễn Châu Tinh Trì. Cũng với tác phẩm Đại thoại Tây Du - phiên bản mới của Tây Du Ký, Châu Tinh Trì đã giáng một "quả bom" vào những người bảo thủ, nhưng lại mở ra một cánh cửa mới cho thể loại phim hài nhảm mang đặc trưng Châu Tinh Trì. Có thể đơn cử về hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không được Châu Tinh Trì biến thành một hình tượng đa diện và phức tạp.

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 12
Chuyện tình cảm giữa Trí Tôn Bảo với Tử Hà tiên nữ trong Đại thoại tây du.

Tính cách nhân vật Tôn Ngộ Không trong Đại thoại Tây Du vừa tham lam và háo sắc, cư xử ngông cuồng không còn biết phép tắc. Hắn đã có hai hồng nhan tri kỷ lại còn muốn “qua lại” với Thiến Phiến công chúa (Bà La Sát) là vợ của Ngưu Ma Vương. Hắn sống không điều độ, chừng mực, có thể nói là yêu tính khó cải, khác xa với yêu cầu về hình tượng một nhân vật anh hùng bạo loạn, làm phản theo tư duy truyền thống.

Châu Tinh Trì còn cải biên hình tượng nhân vật Trư Bát Giới theo cách của chính ông. Không còn là một lão Trư tham lam, háo sắc, lười biếng như truyền thống mà là một con người đầy tình yêu thương. Đó là chuyện tình chung thủy của Bạch Cốt Tinh hay Bạch Tinh Tinh (Mạc Văn Úy đóng) suốt 500 năm dành cho Trí Tôn Bảo/Tôn Ngộ Không (Châu Tinh Trì đóng).

Bộ phim trên của Châu Tinh Trì mới đầu bị đả kích dữ dội, thế nhưng cuối cùng, Đại thoại Tây Du vẫn được yêu thích và tạo cơn sốt bởi đã mang lại tiếng cười đầy tình người, đầy tính nhân văn sâu sắc...

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 13
Ngộ Không và Đoạn tiểu thư cùng nhảy điệu hip hop trong Mối tình ngoại truyện.
Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 14
Nụ hôn "bất ngờ" giữa Đường Huyền Trang (trái) và Đoạn tiểu thư.

Tương tự với bộ phim bom tấn Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện/Journey To The West: Conquering The Demons (2013) của Châu Tinh Trì gần đây nhất. Làn sóng phản đối, phê phán vẫn luôn rầm rộ như bất kỳ bộ phim cải biên nào trước và sau khi ra mắt công chúng. Những người phản đối cách làm phim Châu Tinh Trì cho rằng, kịch bản của ông đã phá vỡ hoàn toàn một tác phẩm lớn của Trung Quốc. Không thể có chuyện Đường Tăng Huyền Trang (Văn Chương đóng) vốn chỉ là một pháp sư trừ ma diệt quái, chân yếu tay mềm, đem lòng thầm thương trộm nhớ một nữ pháp sư Đoạn tiểu thư (Thư Kỳ). Hay hoạt cảnh Ngộ Không (Hoàng Bột), và Đoạn tiểu thư cùng nhảy điệu hip hop...

Đó là một phần nội dung kịch bản đã được biến tấu so với nguyên tác. Về tạo hình, Châu Tinh Trì tiếp tục đột phá với cách biến các nhân vật vốn trở thành huyền thoại như Ngộ Không, Đường Tăng, Sa Tăng hay Trư Bát Giới, trở thành những nhân vật quần áo rách rưới không khác những "bang chủ cái bang". Lời thoại quá hiện đại và ảnh hưởng từ ngôn ngữ mạng.

Tuy vậy, những người yêu mến phim Châu Tinh Trì và cả những người tìm đến một dạng phim thuần tính giải trí, vẫn dành tình yêu mến cho bộ phim. Kết quả là phim thành công vang dội khi mang về 1,273 tỷ NDT (197 triệu USD), trở thành tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất điện ảnh Hoa ngữ. Ngay đạo diễn đoạt giải Oscar Lý An cho rằng sức hấp dẫn của Tây du ký: Mối tình ngoại truyện chính nhờ vào những sáng tạo "không đụng hàng" của Châu Tinh Trì, song đó là "sự sáng tạo của trẻ con, thích gì làm nấy, muốn gì nói nấy".

Vu Chính tội đồ, Châu Tinh Trì tội phạm? - 15
Châu Tinh Trì dẫn đầu về sức sáng tạo về cải biên nguyên tác trong điện ảnh.

Dù khen hay chê, nhưng cũng phải công nhận vào tài năng của những biên kịch và đạo diễn như Vu Chính, Châu Tinh Trì hay Trương Kỷ Trung. Chính những sáng tạo của họ đã góp phần tạo nên bộ mặt phong phú và đa dạng cho điện ảnh Hoa ngữ nói riêng và điện ảnh châu Á nói chung. Sáng tạo trong điện ảnh là không giới hạn, đặc  biệt việc cải biên từ một tác phẩm văn học càng cho phép các nhà làm phim chứng tỏ tài biến hóa trong cách tạo nhân vật, tạo tình tiết, nội dung cũng như bố cục phim, sao cho thật kịch tính nhưng vẫn đảm bảo thu hút người xem - yếu tố đầu tiên của một bộ phim trong thời đại ngày nay. Bởi phim làm ra là để phục vụ nhu cầu khán giả.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Cha đẻ" của "Thần điêu đại hiệp" thừa nhận ông xây dựng các nhân vật nữ của mình đều là tuyệt sắc giai nhân, vì ông thích phụ nữ đẹp, và "yêu" luôn các nhân vật nữ này.



Nhà văn võ hiệp danh tiếng Kim Dung.

Nuôi giấc mơ viết truyện võ hiệp từ thuở 13

Cũng như nữ văn sĩ Đài Loan Quỳnh Dao, tiểu thuyết của Kim Dung có mặt khắp nơi, là tác phẩm “gối đầu giường” của độc giả nhiều thế hệ người Hoa trên khắp thế giới. Song truyện Kim Dung không chỉ đọc giải trí, mà từ lâu chúng đã trở thành “đối tượng văn học” để nghiên cứu như một dòng văn học chính thống với tên gọi “Kim học”.

Kim Dung chỉ là bút danh, còn tên thật của ông là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại thị trấn Viên Hoa, huyện hải Ninh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Từ năm lên 8, cậu bé Tra Lương Dung đã có dịp tiếp xúc với tiểu thuyết võ hiệp, để rồi nuôi dưỡng niềm đam mê lớn - sáng tác truyện võ hiệp. Tuy nhiên, mãi đến năm 1955, khi bước sang tuổi 31, Tra Lương Dung mới thực hiện được giấc mơ của mình với tác phẩm đầu tay Thư kiếm ân cừu lục. Bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đấy.

Tiểu thuyết Thư kiếm ân cừu lục đăng nhiều kỳ trên nhật báo Buổi chiều mới Hong Kong, rất được độc giả yêu thích. Đó là động lực khiến Kim Dung quyết tâm lao vào sáng tác truyện võ hiệp, liên tiếp cho ra đời những tác phẩm “để đời” sau này.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Cảnh trong phim Lộc đỉnh ký với vai Vi Tiểu Bảo do Huỳnh Hiểu Minh đảm nhận.

Năm 1957, Anh hùng xạ điêu xuất hiện trên Thương báo Hương cảng; năm 1959, Thần điêu đại hiệp được chọn làm “tiêu điểm” tạo sự chú ý của độc giả khi Kim Dung sáng lập Minh báo. Cùng năm này, báo Buổi chiều mới Hong Kong đăng tiếp tiểu thuyết Tuyết sơn phi hồ, tạo nên “cơn sốt” chưa từng thấy.

1961 có lẽ là năm sung sức nhất của Kim Dung khi ông tung ra đến ba tác phẩm trên Minh báo: Ỷ thiên đồ long ký, Uyên ương đao và Bạch mã khiếu tây phong. Là “báo nhà”, vì vậy mà độc giả Minh báo luôn được Kim Dung ưu ái nên năm 1963, ông đã chọn giới thiệu Thiên long bát bộ, ngoài ra còn bán bản quyền cho báo Đông Nam Á tiểu thuyết Liên thành quyết.

Năm 1965, Minh báo ra phụ trương Nguyệt san Minh báo, được Kim Dung “câu khách” bằng tiểu thuyết Hiệp khách hành. Sang đến năm 1967, Minh báo phát hành thêm tuần báo, đăng độc quyền tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ. Và năm 1972, sau khi hoàn thành Lộc đỉnh ký, Kim Dung quyết định gác bút, không viết truyện võ hiệp nữa.

Trong gần 20 năm sáng tác tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung đã cho ra đời 15 bộ, trong đó có 14 bộ truyện dài và 1 tập truyện ngắn. Mặc dù không phải tác phẩm nào cũng ăn khách nhưng giờ đây, khi nhắc đến Kim Dung là người ta nghĩ ngay đến “truyện võ hiệp”. Hơn thế nữa, tên tuổi của ông luôn gắn liền với những tác phẩm điện ảnh - truyền hình võ hiệp nổi tiếng, quen thuộc dù trước cũng như sau ông còn nhiều cây viết khác như Cổ Long, Ôn Thoại Ân… cũng đình đám không kém.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Trương Trí Lâm (vai Quách Tĩnh), Chu Ân (vai Hoàng Dung) và Lưu Đan
(vai Hồng Thất Công) Cảnh trong phim Anh hùng xạ điêu.
Dòng phim võ hiệp Kim Dung trường thọ

Ngay từ lúc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đang thu hút độc giả trên mặt báo thì các nhà làm phim của điện ảnh Hong Kong đã tranh nhau đưa lên màn ảnh rộng. Tuy nhiên, phim Kim Dung chỉ thật sự tạo thành “hiện tượng” khi xuất hiện trên màn ảnh nhỏ. Có thể nói, chính những tác phẩm của Kim Dung đã góp phần hình thành nên “giai đoạn hoàng kim” của phim truyền hình Hong Kong thập niên 70-80 của thế kỷ trước.

Đài truyền hình Giai thị có công “khai pháo” cho dòng phim truyền hình Kim Dung khi chuyển thể tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu vào năm 1975. Và từ đó đến nay, 12 trong số 14 bộ truyện dài của ông liên tục “leo lên” màn ảnh nhỏ với nhiều bản dựng khác nhau: Thư kiếm ân cừu lục 7 lần, Anh hùng xạ điêu 9 lần, Ỷ thiên đồ long ký 7 lần, Thần điêu đại hiệp 8 lần (tính cả phiên bản Vu Chính đang thực hiện), Thiên long bát bộ 5 lần; Tiếu ngạo giang hồ 7 lần, Lộc đỉnh ký 6 lần; Tuyết sơn phi hồ 5 lần, Hiệp khách hành 4 lần, Liên thành quyết 2 lần, Phi hồ ngoại truyện 5 lần và Bích huyết kiếm 5 lần. Riêng 2 tác phẩm Uyên ương đao và Bạch mã khiếu tây phong chỉ xuất hiện trên màn ảnh rộng.

Trước đây, phim võ hiệp ở Trung Quốc bị xem là “rẻ tiền” nhưng từ năm 1999, sau khi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc thực hiện bộ phim Tiếu ngạo giang hồ thì thị trường rộng lớn này đã bùng lên trào lưu “nhà nhà làm phim võ hiệp”, đặc biệt là dựng lại những tác phẩm của nhà văn Kim Dung. Người có công hình thành dòng phim võ hiệp Trung Quốc chính là nhà sản xuất Trương Kỷ Trung. Ông đã giới thiệu đến công chúng Đại Lục nhiều tác phẩm ấn tượng, như Tiếu ngạo giang hồ, Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Lộc đỉnh ký, Bích huyết kiếm…
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Lữ Tụng Hiền (vai Lệnh Hồ Xung) và Lương Bội Linh (vai Nhậm Doanh Doanh)
trong phim Tiếu ngạo giang hồ.
Chưa có một thống kê chính xác nhưng ước tính, đã có hơn 100 bộ phim điện ảnh và truyền hình ra đời từ những trang viết của Kim Dung. Điều đáng nói là hầu như bản thân Kim Dung chẳng hài lòng với bất cứ bộ phim nào, kể cả bộ phim Tiếu ngạo giang hồ mà ông đặt rất nhiều kỳ vọng, khi lấy tượng trưng một đồng Nhân dân tệ tiền tác quyền của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ông giải thích, sở dĩ cứ phải giao những đứa con tinh thần cho giới làm phim vì... ông không thể từ chối: “Có trách thì trách mình sinh con mà không có thời gian quan tâm chăm sóc, phải gửi chúng ở nhà trẻ. Nhà trẻ nào nuôi nấng không đàng hoàng, tôi chỉ có quyền lên tiếng góp ý và chuyển con mình sang nhà trẻ khác. Những tác phẩm của tôi cũng vậy, lần chuyển thể này không như ý tôi thì hy vọng vào lần chuyển thể sau. Vả lại, tôi từng có thời gian làm điện ảnh nên hiểu và thông cảm với những nhà làm phim”.

Tuy lên tiếng than thở mãi về số phận long đong của những đứa con tinh thần của mình, song trước những lời đề nghị quá chân thành của giới làm phim, Kim Dung đành phải tiếp tục “gửi con vào nhà trẻ”. Ông bảo: “Ai làm tốt thì tôi lấy ít tiền tác quyền, còn ai làm ẩu thì tôi không bớt cho một xu”.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Cặp Dương Quá (Cổ Thiên Lạc đóng) - Tiểu Long Nữ (Lý Nhược Đồng đóng)
trong phim Thần điêu đại hiệp.
“Đại hiệp Kim Dung”

Đọc truyện Kim Dung hay xem phim Kim Dung, người ta nghĩ rằng ông phải là một “võ lâm cao thủ”, “võ nghệ đầy mình”. Bởi ngoài anh chàng thái giám dỏm Vi Tiểu Bảo (Lộc đỉnh ký), tất cả những nhân vật nam chính trong tác phẩm của ông đều là “đại hiệp”, “hiệp khách” như Dương Quá (Thần điêu đại hiệp), Quách Tĩnh (Anh hùng xạ điêu), Viên Thừa Chí (Bích huyết kiếm), Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), Địch Vân Đại (Liên thành quyết), Kiều Phong (Thiên long bát bộ), Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên đồ long ký), Trần Gia Lạc (Thư kiếm ân cừu lục)…

Trong một cuộc gặp gỡ với sinh viên Trung Quốc, khi được đặt câu hỏi: “Nhiều người đọc truyện của ông đều nghĩ rằng ông rất giỏi võ, có đúng thế không?”, Kim Dung hóm hỉnh trả lời: “Tôi chỉ biết một chút võ công thôi nhưng chủ yếu là lý luận chứ không thể… đánh người. Cũng giống như bóng đá vậy, tôi không biết đá cũng chẳng biết huấn luyện, song khi xem một trận đấu tôi có thể biết nó hay hay dở. Tất cả những chiêu thức võ công trong các tác phẩm của tôi đều do tôi… tưởng tượng ra”.
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
Cảnh trong phim Thiên long bát bộ 2013.
Ngoài võ công, còn một vấn đề mà nhiều độc giả, khán giả luôn thắc mắc là tại sao các nhân vật nữ của Kim Dung đều xinh đẹp? Thật thà thú nhận mình... rất thích phụ nữ đẹp nên khi cầm bút xây dựng các nhân vật, ông đều miêu tả họ đẹp như mơ. Chính vì vậy, Kim Dung đặc biệt “yêu” các nhân vật nữ của mình. Đa tình nhưng chung thủy, đó là tính cách mà Kim Dung tự nhận xét về mình, vì thế mà ông cho rằng mình giống với nhân vật Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên đồ long ký) nhất.

Năm nay, Kim Dung đã gần 90 nhưng ông vẫn thường được mời đi diễn thuyết, trò chuyện, trao đổi về những tác phẩm của mình. Dưới mắt độc giả say mê truyện võ hiệp và khán giả yêu thích phim võ hiệp, Kim Dung là người đã tạo nên những huyền thoại võ lâm và là “đại hiệp” của những “đại hiệp” mà ông tạo ra.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Chính nhà văn Kim Dung đã phải thốt lên: "Không thể có người thứ hai" khi xem xong bộ phim điện ảnh "Lộc đỉnh ký".

Vi Tiểu Bảo là "chàng em út" của hàng trăm nhân vật trong chiều dài gồm 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Có người nói đùa đây là nhân vật "bị đột biến" vì so với những Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ, Đoàn Dự, Kiều Phong… Vi Tiểu Bảo chẳng hề biết chút võ công nào, lại mang toàn những tính xấu như vô học, lười biếng, nhiều thủ đoạn. Thế nhưng, nhờ luôn gặp may mắn mà chàng thái giám dỏm này "ngoi" lên một cách ngoạn mục.


Vi Tiểu Bảo là một trong những để lại ấn tượng sâu sắc của Châu Tinh Trì

Vi Tiểu Bảo sống trong 2 nơi trá ngụy và gian trá nhất là kỹ viện và hoàng cung, nên về mặt khôn ngoan, xảo quyệt thì hắn hơn xa người bình thường. Hắn gian, nhưng không ác; hắn giảo hoạt, nhưng đủ nghĩa khí; hắn tham tài, nhưng không tiếc của; hắn có ơn tất trả, nhưng thường làm ơn không mong báo đáp; hắn mê gái đẹp nên hay mắc lừa nữ nhân, nhưng chưa từng nghĩ sẽ trả đũa. Hắn hay nói tục chửi thề nhưng đôi khi làm người khác hả hê vì chửi đúng đối tượng. Tuy vô lại, xuất thân từ phường chợ búa nhưng Vi Tiểu Bảo rất trọng nghĩa khí. Chính vì vậy, dù trong truyện hay khi lên phim, Vi Tiểu Bảo vẫn rất cuốn hút, được yêu thích.

Vi Tiểu Bảo của Châu Tinh Trì được Kim Dung khen hết lời | Châu Tinh Trì,Phim hài Châu Tình Trì,Vua phim hài Hong Kong,Lộc Đỉnh Ký
Vi Tiểu Bảo khi còn ở kỹ viện cùng với chị gái.
Năm 1992, khi đã tạo dựng được thương hiệu hài, Châu Tinh Trì hợp tác với đạo diễn Vương Tinh thực hiện liền 2 phần của bộ phim Lộc đỉnh ký. Mặc dù ghi rõ là chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Dung, nhưng những gì khán giả thấy trên màn ảnh hoàn toàn khác.
Ngoài việc thay đổi một vài chi tiết như kỹ nữ Vi Xuân Hoa là mẹ của Vi Tiểu Bảo, nhưng "qua tay" Châu Tinh Trì lại trở thành chị gái, thì chính nét diễn tưng tửng, cường điệu cùng những câu thoại "nhảm" của anh đã khiến nhân vật Vi Tiểu Bảo dù lưu manh nhưng rất duyên dáng, hài hước.
Nếu để xem phim thư giãn thì Vi Tiểu Bảo của Châu Tinh Trì đã làm rất tốt. Tuy nhiên, muốn tìm hình ảnh một Vi Tiểu Bảo "anh hùng" khi đóng vai trò quyết định trong việc bắt và giết chết gian thần Ngao Bái; phá hủy Thần Long giáo; làm suy yếu sự phản kháng của viên tướng phản bội Ngô Tam Quế… thì chưa thật thuyết phục. Song sau khi xem phim, nhà văn Kim Dung đã fax cho ê kíp làm phim 6 chữ: "Không thể có người thứ hai", có ý khen Châu Tinh Trì quá độc đáo, chỉ có anh mới đóng được một Vi Tiểu Bảo như thế.
Vi Tiểu Bảo của Châu Tinh Trì được Kim Dung khen hết lời | Châu Tinh Trì,Phim hài Châu Tình Trì,Vua phim hài Hong Kong,Lộc Đỉnh Ký
Sau đó được thái giám Hải Đại Phú đưa vào cung, bắt đầu chuỗi ngày
làm thái giám dỏm.
Cũng như hầu hết những bộ phim của Châu Tinh Trì, thành công của 2 phần Lộc đỉnh ký là nhờ khả năng sáng tạo thông minh, biết dùng những chi tiết nhỏ để chọc cười khán giả, điển hình là chiêu "võ công" chụp ngực đối phương. Chàng Vi Tiểu Bảo đã sử dụng "bửu bối" đặc biệt này với vua Khang Hy, công chúa Kiến Ninh và cả với Ngao Bái.
Vi Tiểu Bảo của Châu Tinh Trì được Kim Dung khen hết lời | Châu Tinh Trì,Phim hài Châu Tình Trì,Vua phim hài Hong Kong,Lộc Đỉnh Ký
Võ công cao cường nhất của Vi Tiểu Bảo là chiêu này.
2 phần của bộ phim điện ảnh Lộc đỉnh ký đều ra rạp vào năm 1992, có mặt trong top 5 phim ăn khách nhất ở Hong Kong. Bên cạnh tài năng của Châu Tinh Trì, tác phẩm còn quy tụ dàn diễn viên rất nổi tiếng lúc bấy giờ như Ôn Triệu Luân (vai vua Khang Hy), Trương Mẫn (vai Thái hậu), Khưu Thục Trinh (vai công chúa Kiến Ninh), Lưu Tùng Nhân (vai Trần Cận Nam), Từ Cẩm Giang (vai Ngao Bái)… ở phần 1; cùng Lâm Thanh Hà (vai giáo chủ Thần Long giáo), Lý Gia Hân  (vai A Kha)… ở phần 2.

Bạch Cốt Tinh yêu Tôn Ngộ Không, Vi Tiểu Bảo thành chính nhân quân tử, Đông Phương Bất Bại là đại mỹ nhân, những "sáng tạo" này khiến khán giả lắc đầu ngán ngẩm.

Việc chuyển thể các tác phẩm văn học nổi tiếng thành những bộ phim giống như con dao hai lưỡi, không khó để thành công nhưng cũng rất dễ thất bại... Tuy nhiên, có nhiều biên kịch, đạo diễn sẵng sàng “bóp méo” nguyên tác khi đưa các tiểu thuyết văn học lên màn ảnh. Thành công thất bại tùy thuộc vào sự đánh giá của khán giả, tuy nhiên, hãy cùng điểm lại những tác phẩm được coi là sai lệch nhất so với nguyên tác hoặc lịch sử.
Mối hận Kim Bình (1994)

Mối hận Kim Bình (Hận tình Phan Kim Liên) được xây dựng khác xa
với nguyên tác

Mối hận Kim Bình (TVB -1994) là một trong những tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Bình Mai của nhà văn Tiếu Tiếu Sinh, với những diễn viên nổi tiếng như Ôn Bích Hà trong vai Phan Kim Liên, Quách Khả Doanh trong vai Bình Nhi và Dương Linh trong vai Xuân Mai.
Bộ phim được đánh giá tốt về nội dung và diễn xuất, đem đến cho khán giả một hình dung rõ ràng về nhân vật tàn ác và hoang dâm vô độ như Tây Môn Khánh, người phụ nữ lẳng lơ như Phan Kim Liên, anh hùng, hào kiệt như Tây Môn Khánh. Tuy nhiên, tác phẩm truyền hình này lại xây dựng một Lý Bình Nhi thẳng thắn, thông minh, đáng yêu, giữ đúng đạo.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Ôn Bích Hà trong vai Phan Kim Liên được đánh giá là giống với nguyên tác
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Trong khi đó, Bình Nhi do Quách Khả Doanh thể hiện lại được miêu tả
khác xa so với trong tiểu thuyết
Việc gả cho Tây Môn Khánh chỉ là cách để Bình Nhi trả thù cho gia đình. Trong khi đó, trong nguyên tác, Bình Nhi cũng là người phụ nữ dâm tà. Sau khi chồng chết, ngay lập tức vào nhà Tây Môn, còn đem theo rất nhiều gia sản của nhả nhà chồng cũ. Xuân Mai – nhân vật được mô tả là đa mưu, nhiều kế, lẳng lơ… lại được xây dựng thành một nha hoàn tốt bụng. thẳng thắn. Nhiều khán giả chỉ xem phim mà chưa biết nguyên tác, tới khi đọc truyện đã rất ngạc nhiên khi các nhân vật nữ họ yêu thích không hề thánh thiện như trong phim. Dù xây dựng khá khác biệt so với nguyên tác, nhưng Mối hận Kim Bình của TVB cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.
Tây du ký (1997, 1998)
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Châu Tinh Trì là chuyên gia chế Tây du ký, đến nỗi khán giả chưa bao giờ
coi các tác phẩm về 
Tây du ký của đạo diễn này có liên quan đến
nguyên tác của nhà văn Ngô Thừa Ân
Tây du ký là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc, từng nhiều lần dược chuyển thể thành các tác phẩm truyền hình và điện ảnh. Tuy nhiên, ngoài tác phẩm năm 1986 của đạo diễn Dương Khiết là trung thành nhất với nguyên tác, các tác phẩm còn lại đều bị biến tấu ít nhiều.
Không nói đến những tác phẩm Tây du ký theo phong cách nhảm nhí của Châu Tinh Trì (thường được đạo diễn thêm 2 chữ ngoại truyện vào tên phim để tránh dư luận), thì có một số phiên bản đã chế tại một số tình tiết trong nguyên tác với mục đích tạo sự mới mẻ. Tuy nhiên, những người yêu thích tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân thường khó mà chấp nhận được sự thay đổi này, vì họ cho rằng mỗi một tình tiết trong tác phẩm đã được tác giả cân nhắc rất kỹ và đều hàm chứa ý nghĩa nhân văn cao, không phải cứ thích xuyên tạc là được.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Trong phiên bản Tây du ký của Chiết Giang năm 2009, Bạch Cốt Tinh
do Hàn Tuyết thể hiện có mối tình khắc cốt ghi tâm
với Tôn Ngộ Không
Tây du ký phiên bản Chiết Giang (2009): Bản này đã tạo dựng một mối tình khắc cốt ghi tâm giữa Tôn Ngộ Không và Bạch cốt Tinh, và việc Bạch Cốt Tinh tìm trăm phương ngàn kế ăn thịt Đường Tăng chỉ để đạt được mục đích trả thù kẻ phụ tình năm xưa – Tề Thiên Đại Thánh.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Tây du ký của TVB được sự đón nhận của khán giả và cho ra đời
2 phần liên tiếp
Tây du ký phiên bản TVB: Nếu say mê tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân, khán giả có thể sẽ có cảm giác tức giận khi xem phiên bản Tây du kýcủa TVB. Tuy nhiên, hãng phim này đã thành công khi thuyết phục được những khán giả thích sự phá cách, nên bộ phim kéo dài đến 2 phần với tổng số tập là 73.
Phim xây dựng tích cách các nhân vật khá giống với tiểu thuyết, nhưng nhấn mạnh yếu tố hài hước và đẩy cao kịch tính hơn, như việc Bạch Cốt Tinh trả thù Tôn Ngộ Không vì năm xưa Tôn Ngộ Không đã giết chết người tình Xà Tinh, một cô yêu nhền nhện thích Tôn Ngộ Không, các thầy trò Đường Tăng sinh ra những đứa trẻ ở Tây Lương Nữ Quốc và bất hòa vì việc ở lại để chăm con hay tiếp tục lên đường thỉnh kinh...
Phim còn đề cao tính nhân văn khi thầy trò Đường Tăng đã thu phục được nhiều yêu quái bằng tình thương, sự tài năng và đoàn kết của mình. Thế nên, dù biến Tây du ký thành một nồi lẩu thập cẩm bằng cách “nêm nếm nhiều gia vị”, nhưng đây là một nồi lấu thú vị và phần nào chiếm được cảm tình của khán giả.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Bộ phim có nhiều điểm nhấn mới so với nguyên tác
Dương Quý Phi (2000)
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Phim Dương Quý Phi
Bộ phim Dương Quý Phi do TVB sản xuất vào năm 1998 là một tác phẩm được nhiều người yêu thích, với sự tham gia diễn xuất của Giang Hoa (Đường Minh Hoàng), Hướng Hải Lam (Dương Quý Phi) cùng một số diễn viên khác. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đây là một bộ phim cổ trang bình thường, tuy nhiên, đây lại là một tác phẩm về Duơng Quý Phi – người đẹp nổi tiếng của Trung Quốc.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Phim không hề đề cập đến việc Dương Ngọc Hoàn vốn là con dâu
của Đường Minh Hoàng.
Theo như lịch sử ghi chép lại, Dương Quý Phi là con dâu của Đường Minh Hoàng. Ông vua nổi tiếng đa tình này đã tìm cách chia rẽ con trai và con dâu, rồi sau đó ngang nhiên lập con dâu làm phi, và Dương Ngọc Hoàn trở thành ái phi được Đường Minh Hoàng sủng ái nhất trong nhiều năm sau đó.
Tuy nhiên, trong phim, đạo diễn chỉ miêu tả Dương Ngọc Hoàn là một cung nữ xinh đẹp, được đức vua để mắt, vượt qua rào cản về thân phận xã hội và thể chế phong kiến để đến với tình yêu của mình. Do đó, Dương Quý Phi được coi là tác phẩm sai đến khoảng 80% so với ghi chép trong lịch sử.
Tiểu Bảo và Khang Hy (2000)
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Tiểu Bảo và Khang Hy là bộ phim chuyển thể từ Lộc đỉnh ký có nhiều
khác biệt so với nguyên tác
Dù đã tránh giữ nguyên tên tiểu thuyết gốc, đổi thành Tiểu Bảo và Khang Hy, nhưng bộ phim này vẫn không tránh khỏi sự “ném đá” của dư luận vì khác xa so với nguyên tác.
Lộc đỉnh ký là một tác phẩm kinh điển về văn học cũng như trên ảnh đàn, nên chỉ một thay đổi nhỏ nhưng có tác động tới hình ảnh nhân vật trong lòng khán giả cũng dễ dàng bị soi mói. 
Vi  Tiểu Bảo của Trương Vệ Kiện trong phim Tiểu Bảo và Khang Hy của đạo diễn Vương Tinh được miêu tả như một anh hùng nghĩa khí, thông minh xuất chúng, khác hẳn một hình ảnh Vi Tiểu Bảo gian manh, lọc lõi và nổi lên vì tài nịnh bợ.
Các fan của Trương Vệ Kiện dành nhiều lời khen cho bộ phim, nhưng những ai đã đọc qua tác phẩm của Kim Dung không khỏi ngán ngẩm trước sự biến tấu này. Hình ảnh Vi Tiểu Bảo trong phim này hoàn toàn đi ngược với tinh thần và ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm.
Tiếu ngạo giang hồ (2012)
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Tiếu ngạo giang hồ bản 2012 có quá nhiều khác biệt so với nguyên tác
Tiếu ngạo giang hồ là tiểu thuyết vĩ hiệp nổi tiếng của Kim Dung và từng được đưa lên truyền hình, điện ảnh không dưới 10 lần. Quá trình làm phim luôn được các biên kịch, đạo diễn đưa vào những tình tiết mới để tác phẩm của mình khác đi một chút là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc “thêm gia vị” quá tay như đạo diễn Vu Chính đã tạo nên một bộ phim thảm họa đối với các fan hâm mộ Kim Dung.
Nếu như trong nguyên tác, mối tình của Lệnh Hồ Xung và Thánh Cô ma giáo được miêu tả sinh động, khắc cốt ghi tâm, thì trong phim, lại bị biến thành câu chuyện hời hợt, để dành đất cho một nhân vật nữ chính khác – Đông Phương Bất Bại.
Những bộ phim Trung Quốc bị cải biên méo mó nhất | Tiếu ngạo giang hồ,Kim Bình Mai,Mối hận Kim Bình,Lộc đỉnh ký,Dương quý phi,Màn ảnh hoa ngữ
Đông Phương Bất Bại từ một nhân vật biến thái được chuyển thành
một mỹ nhân sắc nước hương trời
Trong tiểu thuyết gốc, Đông Phương Bất Bại là một nhân vật phụ, bệnh hoạn, bán nam bán nữ, tàn bạo độc ác, nhưng phim đã biến thành môt mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành, chiếm trọn trái tim Lệnh Hồ Xung và vượt qua đất diễn của nữ chính Nhậm Doanh Doanh. Tất cả những điều này giống như một sự xúc phạm đối với tác phẩm kinh điển Tiếu ngạo giang hồ. Dù vậy, với các chiêu PR rầm rộ kích thích sự tò mò và hiếu kỳ của khán giả,, bộ phim của đạo diễn Vu Chính vẫn thu hút được một số lượng lớn người theo dõi.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Từ 14 tác phẩm, những người say mê truyện và phim võ hiệp của nhà văn Kim Dung đã chọn ra 5 nhân vật đại hiệp có sức hút đối với nữ giới. Đáng tiếc, những Trương Vô Kỵ, Vi Tiểu Bảo, Quách Tĩnh… không có tên trong danh sách này.



Dương Quá

Dương Quá là con trai duy nhất của Dương Khang và Mục Niệm Từ. Tuy là đệ tử nhập thất của Toàn Chân Giáo, nhưng vì bất mãn với sư phụ Triệu Chí Kính nên trốn khỏi Toàn Chân, lạc vào Cổ Mộ, gặp được Tiểu Long Nữ và bái nàng làm sư phụ (tuy nhiên chỉ gọi là cô cô chứ không xưng sư đồ). Chính mối tình chịu sự kỳ thị của giang hồ này đã khiến hình ảnh Dương Quá trở nên "vô cùng lý tưởng". Thêm vào đó, tính cách thất thường, thông minh nhưng cổ quái, nhiều mưu mẹo càng làm cho nhân vật này thêm hấp dẫn. 



Hình ảnh Dương Quá của Cổ Thiên Lạc và Huỳnh Hiểu Minh.
Các diễn viên từng thể hiện vai Dương Quá trong phim Thần điêu đại hiệp: La Lạc Lâm (1976), Lưu Đức Hoa (1983), Mạnh Phi (1984), Cổ Thiên Lạc (1995), Lý Minh Thuận (1998), Nhậm Hiền Tề (1998), Huỳnh Hiểu Minh (2006) và sắp tới đây là Trần Hiểu (2014).

Kiều Phong

Là một trong 3 nhân vật chính trong Thiên long bát bộ, Kiều Phong (hay Tiêu Phong) là mẫu đàn ông mạnh mẽ, được cả giang hồ kính nể về tài nghệ võ công lẫn nghĩa khí. Cái chết của Kiều Phong là cái chết của một anh hùng, vì sơn hà xã tắc, vì hiệp nghĩa mà hy sinh. Đây là hình tượng anh hùng đẹp nhất và cũng là hình tượng bi kịch nhất trong tất cả các truyện của Kim Dung khi vô tình giết chết A Châu - người con gái mình yêu thương.

Hình ảnh Kiều Phong của Huỳnh Nhật Hoa và Hồ Quân.
Các diễn viên từng thể hiện vai Kiều Phong trong phim Thiên long bát bộ: Lương Gia Nhân (1982), Huệ Thiên Tứ (1990), Huỳnh Nhật Hoa (1997), Hồ Quân (2003), Chung Hán Lương (2013).

Dương Tiêu

Mặc dù chỉ là nhân vật phụ nhưng Dương Tiêu - Quang Minh Tả Sứ của Minh Giáo có một vai trò quan trọng trong tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký. Nhắc đến Dương Tiêu, người ta nhớ ngay đến mối tình với Kỷ Hiểu Phù, con gái yêu của Kỷ lão anh hùng, đồng thời là đệ tử yêu quý của sư phụ Diệt Tuyệt phái Nga My.

Dương Tiêu - Kỷ Hiểu Phù, mối tình được nhắc đến cực ít trong truyện nhưng lại tạo được ấn tượng cực kỳ sâu sắc. Dương tả sứ là người đàn ông nhiều tài lại rất phóng khoáng, chỉ một ngón đàn cũng đủ làm thao thức lòng người. Bằng vào địa vị của ông, tìm một cô gái đẹp không là điều khó, nhưng để tìm một tri kỷ hồng nhan, Dương Tiêu đã phải mất bao nhiêu công sức để có được Kỷ Hiểu Phù.

Hình ảnh Dương Tiêu của Tôn Hưng và Trương Thiết Lâm.
Các diễn viên từng thể hiện vai Dương Tiêu trong Ỷ thiên đồ long ký: Huỳnh Duẫn Tài (1978), Lê Hán Trì (1986), Tôn Hưng (1994), Trương Triệu Huy (2001), Trương Thiết Lâm (2003), Ngô Hiểu Đông (2009).

Hạ Tuyết Nghi

Có ngoại hiệu Kim xà lang quân, võ nghệ cao cường oai chấn giang hồ, Hạ Tuyết Nghi hấp dẫn phụ nữ bằng vẻ ngoài quyến rũ, hào hoa và tinh thần nghĩa hiệp, có hai cuộc tình "khắc cốt ghi tâm" với Hà Hồng Dược và Ôn Nghi. Trong truyện, Hạ Tuyết Nghi đã chết ngay khi mở đầu và chuyện về ông được nhắc đến bởi những người còn sống, trong đó có Viên Thừa Chí là truyền nhân của ông. Bởi vậy, dù chỉ là nhân vật phụ nhưng Hạ Tuyết Nghi chính là linh hồn của tác phẩm Bích huyết kiếm.


Hình ảnh Hạ Tuyết Nghi của Giang Hoa và Tiêu Ân Tuấn.
Các diễn viên từng thể hiện vai Hạ Tuyết Nghi trong Bích huyết kiếm: Thạch Thiên (1977), Miêu Kiều Vỹ (1985), Trịnh Y Kiện (1993), Giang Hoa (2000), Tiêu Ân Tuấn (2006).

Lệnh Hồ Xung

Lệnh Hồ Xung vốn là một đứa trẻ mồ côi lang thang, được vợ chồng Nhạc Bất Quần đem về nuôi nấng dạy dỗ và trở thành đại đệ tử khai sơn của Nhạc Bất Quần. Chàng có trí thông minh tuyệt vời, tính tình phóng khoáng, thích tự do và đặc biệt mê uống rượu, yêu rượu như tính mạng mình. Nhờ tính tình phóng khoáng, Lệnh Hồ Xung đã kết thân với rất nhiều kỳ nhân dị sĩ giang hồ.

Lớn lên cùng con gái của vợ chồng Nhạc Bất Quần là Nhạc Linh San, Lệnh Hồ Xung đã yêu và mơ được cùng sánh đôi với nàng. Nhưng sau nhiều biến cố, Nhạc Linh San đã yêu Lâm Bình Chi khiến Lệnh Hồ Xung chán nản, thất tình. Khi lưu lạc giang hồ, chàng đã gặp Nhậm Doanh Doanh, con gái của Nhậm Ngã Hành - giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo. Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh đã trở thành một trong những cặp đẹp đôi nhất, có kết thúc đẹp nhất, cùng nhau ngao du giang hồ, ngày ngày tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ.

Hình ảnh Lệ Hồ Xung của Châu Nhuận Phát và Hoắc Kiến Hoa.
Các diễn viên từng thể hiện vai Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ: Châu Nhuận Phát (1984), Lữ Tụng Hiền (1996), Nhậm Hiền Tề (2000), Mã Cảnh Đào (2000), Lý Á Bằng (2001), Hoắc Kiến Hoa (2012).

Design by Hao Tran -